Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng vừa cấp cứu cho bệnh nhi 7 tuổi và ông nội (trú tại TP. Cao Bằng) cùng bị ngộ độc nấm. Theôngcháuđicấpcứusaubữacơmvớinấmháiởvườnnhàkeo bong 88o gia đình, bữa tối có canh nấm được hái từ vườn nhà, không rõ thuộc loài nào.
Sau ăn 2 giờ, bệnh nhi và ông nội cùng có biểu hiện nôn nhiều lần kèm theo đau bụng, mệt lả nên gia đình lập tức đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân ngộ độc nấm nên đã tiến hành cấp cứu theo phác đồ giải độc của Bộ Y tế. Hiện, tình trạng sức khỏe của hai bệnh nhân này ổn định.
Tại Việt Nam, ngộ độc nấm thường xảy ra vào mùa xuân ở các tỉnh miền núi do người dân có thói quen hái nấm tự nhiên về ăn. Trên hệ thực vật có khoảng 10.000 loại nấm, trong đó gần 100 loại gây ngộ độc nặng.
Độc tố nằm trong toàn bộ cây như mũ, phiến, vòng, cuống, bao gốc nấm. Độc tố có thể thay đổi theo mùa, trong quá trình sinh trưởng, môi trường đất đai, khí hậu. Ngộ độc nấm gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe, phức tạp và khó tiên lượng.
Ngộ độc nấm có biểu hiện từ 2-4 giờ sau ăn, một số loại ngộ độc chậm từ 20-24 giờ.
Dấu hiệu ngộ độc nấm người bệnh có thể gặp phải gặp gồm:
- Đau bụng dữ dội thành từng cơn, đi ngoài ra nhiều nước tanh, dính máu.
- Buồn nôn, nôn ra thức ăn, có thể lẫn máu, hoa mắt, chóng mặt.
- Toàn thân mệt mỏi, chân tay lạnh, khát nước, đôi khi nổi mẩn.
- Co giật, tăng tiết đờm rãi, bí tiểu, khó thở, co thắt phế quản.
Quy trình giải mã tìm 'thủ phạm' gây ngộ độc thực phẩmViện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia (thuộc Bộ Y tế) là nơi có nhiệm vụ tìm ra "thủ phạm" gây ngộ độc thực phẩm. Quy trình này đang được thực hiện thế nào?(责任编辑:Nhà cái uy tín)