Đạt thành tích học tập nổi bật khi trở thành thủ khoa ngành Quan hệ công chúng,ữsinhnghèoxứThanhvàhànhtrìnhtrởthànhThủkhoatrườngNhânvăkeo nhâci tìm được công việc đúng như ước mơ ngay sau khi ra trường, đối với Đinh Thị Vân (1998), sinh viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), đó là kết quả của sự nỗ lực, quyết tâm và luôn chủ động trong mọi việc.
Làm đủ công việc để đi học
Sinh ra tại Nông Cống (Thanh Hoá) trong gia đình thuần nông, nhiều người nói với Vân: “Học đại học xong sau này cũng chỉ để kiếm tiền thôi, sao không đi xuất khẩu lao động luôn?”, “Lên Hà Nội làm gì cho tốn kém, bố mẹ làm sao lo được”.
Quanh năm chỉ quanh quẩn với ruộng đồng và một số việc mùa vụ như đi làm phu hồ, bố mẹ Vân vẫn quyết tâm phải cho con đi học bằng mọi giá: “Mình có xuất phát điểm thấp hơn nhiều người, mình có thể đi chậm hơn họ, nhưng không có nghĩa là không thể chạm đích".
Hiểu được sự nỗ lực của cha mẹ, sau khi đỗ vào Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, từ năm thứ nhất, Vân đã không nhận tiền chu cấp bằng cách cố gắng giành học bổng và đi làm thêm.
“Lên Hà Nội, mẹ dúi cho em 1,8 triệu và dặn: "Con cứ tập trung vào việc học, mẹ vẫn lo được". Tiêu hết số tiền ấy, em nghĩ mình phải biết tự lo cho bản thân. Chưa có nhiều kiến thức để làm việc theo đúng chuyên ngành, em đi bưng bê ở quán ăn, xin đi bán quần áo”.
Vân tốt nghiệp loại Giỏi với số điểm 3.52/4.0 |
Khi bắt đầu có chút “vốn” nhất định, Vân xin nghỉ công việc bưng bê để tìm kiếm các công việc liên quan đến chuyên môn.
Công việc đầu tiên Vân được chấp nhận là cộng tác viên viết bài cho một công ty về thuế. Dù đã mày mò rất nhiều nhưng không thể nhập được một bài hoàn chỉnh, Vân quyết định ôm máy tính, bắt xe bus từ chỗ trọ tại Giáp Bát đến đường Lương Thế Vinh gần Ký túc xá Mễ Trì để tìm kiếm sự trợ giúp.
“Đó là con đường có nhiều quán sửa máy tính. Em nghĩ ở đó sẽ có người giúp được mình”.
Cô sinh viên năm nhất cứ thế ôm máy tính đi bộ dọc con đường, vào từng quán sửa máy tính để tìm kiếm ai đó có thể chỉ giúp mình.
“Nhiều người thấy bất ngờ, nhưng sau đó họ vẫn nhiệt tình giúp đỡ”.
Đến năm thứ hai, Vân xin làm cộng tác viên Marketing cho một công ty tư vấn du học. Công việc đòi hỏi Vân phải làm từ 8-12 giờ, trong khi lịch học ở trường bắt đầu từ 12h45 phút. Vì thế, mỗi khi tan làm, nữ sinh lại vội vã bắt xe bus tới trường cho kịp giờ học.
Thời gian đó, Vân gần như bỏ bữa. Cứ thế trong suốt 2 tháng, Vân sụt mất 7 kg.
“Lúc ấy, em quyết định phải điều chỉnh lại mọi thứ vì nhận ra đó không phải là cách giúp mình đi đường dài.
Bốn năm đại học, em thử qua nhiều công việc. Em thấy may mắn vì các công việc đã trải qua giúp em gặp được những người đem lại cho mình nhiều bài học” - Vân nói.
Vượt lên chính mình
Đạt danh hiệu thủ khoa, Vân cho hay có lẽ là do bản thân luôn biết điểm yếu của mình ở đâu.
“Trước đây, em là người vô cùng nhút nhát. Lần đầu cầm mic giới thiệu bản thân, tay chân em run lẩy bẩy, miệng thì ấp úng. Nhưng em nhận ra mình chẳng thể trốn tránh mãi trong vỏ ốc an toàn. Cách duy nhất để vượt qua khó khăn chính là đi xuyên qua nó, đập tan vỏ ốc để bước qua giới hạn của bản thân.
Em đã đối diện với nỗi sợ thuyết trình bằng sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trước khi thuyết trình, em chủ động tập nói rồi bấm thời gian, nói cho bạn thân nghe, thậm chí đứng trước gương luyện nói. Sau cùng, em đã có thể đối diện với việc thuyết trình với một tâm thế bình thản, tự nhiên”, Vân nói.
PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền, Viện đào tạo Báo chí & Truyền thông nhận xét: "Vân là một sinh viên nỗ lực từng ngày để vượt lên chính mình, chân thành và khiêm nhường". |
Mỗi ngày cố gắng hơn một chút, tận dụng mọi lúc để học” là điều cô sinh viên Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn luôn tâm niệm.
“Ngay cả trên mạng xã hội, nếu để ý mình cũng có thể học được nhiều điều. Em học ngành truyền thông nên cần nắm bắt xu hướng nhanh. Vì thế, em ấn nút theo dõi rất nhiều trang về tin tức. Có những ý tưởng hay em đã áp dụng được vào trong công việc và học tập”.
Trước khi đi làm, Vân luôn tự nhủ bản thân phải khiến đơn vị tuyển dụng nhìn vào CV của mình chứ không nhìn vào tuổi để đánh giá. Vì thế, nữ sinh luôn đọc trước các yêu cầu mà nhà tuyển dụng mong muốn ở ứng viên, đặt mục tiêu phải trau dồi được tất cả những điều ấy trước khi ra trường.
Hiện tại, Vân là nhân viên truyền thông cho một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ.
Thúy Nga
Bước ngoặt bất ngờ của nữ sinh thủ khoa trường Kinh tế
Đạt điểm trung bình học tập 3,92/4 (tức quy đổi 9,13/10), Trần Diệu Hương trở thành thủ khoa đầu ra của ngành Tài chính doanh nghiệp và cả Trường ĐH Kinh tế quốc dân năm 2020 trong đợt tốt nghiệp sớm.