Đau ngực,ệnhnhồimáucơtimcấpcónhữngtriệuchứnggìket qua hang nhat triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp
Đang nhấc chén rượu trong bữa liên hoan, nam thanh niên 26 tuổi bất ngờ nôn, đau ngực trái nhiều, khó thở. Anh được đưa đến cấp cứu ngay tại Bệnh viện tỉnh Phú Thọ. Anh có tiền sử hút thuốc lá. Kết quả điện tim cho thấy nhồi máu cơ tim cấp vùng trước rộng.
Một trường hợp khác, bệnh nhân nam 35 tuổi nhập viện vì đau thắt ngực, khó thở, vã mồ hôi được đưa vào Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Sau khi thực hiện điện tâm đồ và men tim, bác sĩ chẩn đoán anh bị nhồi máu cơ tim cấp, kết quả chụp mạch vành cho thấy một nhánh lớn đã bị tắc.
Bệnh nhân cho biết 3 tháng trước khi nhập viện thường xuyên căng thẳng, ít tập thể dục, ăn uống thất thường. Thỉnh thoảng anh cũng có cảm giác đau nặng ngực, khó thở nhưng không đi khám vì nghĩ bản thân tuổi trẻ, không có tiền sử tim mạch thì khó bị bệnh này.
Nhồi máu cơ tim cấplà một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở mọi độ tuổi, đặc biệt là những người mắc bệnh mạch vành. Bệnh lý nguy hiểm tính mạng, xảy ra khi dòng máu đến cơ tim đột ngột bị ngừng trệ, dẫn đến thiếu máu mô cơ tim.
"Bệnh này thường là kết quả của sự tắc nghẽn của hệ thống mạch vành", TS Hoàng Văn - Phó Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết. Động mạch vành lấy máu giàu oxy để nuôi cơ tim. Khi hệ thống động mạch này bị hẹp hoặc tắc bởi sự hình thành mảng bám hay huyết khối, dòng máu đến tim giảm đáng kể hoặc mất hoàn toàn dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Sự tắc nghẽn có thể do sự hình thành mảng xơ vữa tại chỗ với thành phần chủ yếu là chất béo, cholesterol và sản phẩm thải của tế bào hoặc do huyết khối từ nơi khác đến làm giảm đột ngột dòng máu đến tim.
Triệu chứng nhồi máu cơ tim cấp rất đa dạng, điển hình là đau thắt ngực và khó thở. Các triệu chứng bao gồm: Cảm giác nặng ngực hoặc thắt bóp trong tim; đau vùng ngực lan ra sau lưng, lên hàm hoặc cánh tay trái, kéo dài hơn vài phút hoặc có thể hết sau đó tái phát; khó thở; vã mồ hôi; buồn nôn và nôn; hồi hộp, cảm giác ngột thở; nhịp tim nhanh; mệt mỏi.
Theo bác sĩ Văn, các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim thường có biểu hiện rất khác nhau về triệu chứng và mức độ. Đau ngực là triệu chứng điển hình và phổ biến nhất ở cả hai giới.
"Tuy nhiên triệu chứng ở phụ nữ ít điển hình hơn nam giới, có thể khó thở, đau hàm, đau vùng lưng, choáng váng, buồn nôn và nôn. Thậm chí, một số phụ nữ bị nhồi máu cơ tim nhưng triệu chứng giống như nhiễm cúm" - BS Văn cho hay.
Nam giới thường có nguy cơ mắc cao hơn nữ và ở độ tuổi sớm hơn
Theo vị bác sĩ, yếu tố chính thúc đẩy quá trình tạo mảng xơ vữa là chất béo trong máu. Ăn nhiều thực phẩm chiên rán và chế biến sẵn, thịt, thực phẩm hàng ngày chứa nhiều chất béo không có lợi và chất béo chuyển hóa bão hòa gây nguy cơ cao.
Béo phì có thể tăng nguy cơ này. Theo một nghiên cứu, nếu thay 2% năng lượng tiêu thụ từ tinh bột thành chất béo chuyển hóa có thể gấp đôi nguy cơ cho tim mạch. Thêm vào đó, máu cũng chứa một loại chất béo là triglycerides, nó dự trữ năng lượng dư thừa từ thức ăn. Nồng độ triglycerides cao làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Nồng độ LDL cholesterol (tạm hiểu là cholesterol "xấu") cao cũng làm tăng nguy cơ các biến cố tim mạch, bởi vì LDL cholesterol có thể bám vào thành mạch máu hình thành mảng xơ vữa cản trở dòng máu động mạch.
Các bác sĩ khuyến cáo muốn giảm cholesterol máu và những chất béo không có lợi trong cơ thể thông thường cần chế độ ăn cân bằng ít thực phẩm đã qua chế biến và sử dụng thuốc giảm mỡ máu nếu cần.
Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ khác gây nhồi máu cơ tim cấp như huyết áp cao, đường máu cao, hút thuốc lá, tuổi cao, stress, ít hoạt động thể lực, tiền sản giật, thuốc...
Đặc biệt, với nhồi máu cơ tim cấp, nam thường có nguy cơ mắc cao hơn nữ và ở độ tuổi sớm hơn. Nếu tiền sử gia đình bạn có người xuất hiện bệnh tim mạch sớm trước 55 tuổi với nam và 65 tuổi với nữ thì bạn có nguy cơ cao hơn mắc nhồi máu cơ tim cấp, theo các bác sĩ Bệnh viện Tim Hà Nội.
Dự phòng nhồi máu cơ tim cấp nên được bắt đầu từ thay đổi ăn uống và lối sống. Thầy thuốc khuyên bữa ăn nên chứa chủ yếu ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, hoa quả, protein nạc; Giảm các thực phẩm chứa đường, đồ đã qua chế biến. Với bệnh nhân đái tháo đường, huyết áp cao, mỡ máu cao, chế độ ăn càng đặc biệt được quan tâm.
Để cải thiện hệ tuần hoàn, tập thể dục vài lần mỗi tuần là lời khuyên hữu ích. "Nếu mới bị nhồi máu cơ tim cấp, bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu tập thể dục", bác sĩ Văn cũng khuyến cáo ngừng hút thuốc kể cả hút thuốc lá thụ động, giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp và có lợi cho cả hệ tim mạch lẫn hô hấp.
14 tuổi đã đột quỵ, nhồi máu diện rộngNam bệnh nhân nặng tới 74kg vào bệnh viện được chẩn đoán bị đột quỵ, nhồi máu diện rộng, một bán cầu không có máu tưới, dẫn đến bị liệt.