Thông tin trên được ông Đặng Hoa Nam,ổngđàitiếpnhậnhàngtrămcuộcgọivềxâmhạitrẻemtrênmôitrườngmạsoi keo viet nam vs indonesia Cục trưởng Cục trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) chia sẻ trong phiên toạ đàm “Vai trò và trách nhiệm của các bên trong Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng”, do Phó Chủ tịch VNISA Ngô Tuấn Anh chủ trì. Phiên toạ đàm nằm trong khuôn khổ hội thảo “Thực tiễn và giải pháp bảo vệ trẻ em trên không gian mạng” được tổ chức sáng nay (24/11).
Ông Đặng Hoa Nam cho biết, Tổng đài quốc gia về bảo vệ trẻ em 111 là một kênh giao tiếp đặc biệt, mở 24/7 để nhận các cuộc gọi đến của trẻ em và cả các bậc phụ huynh nhằm tiếp nhận thông tin cũng như phối hợp xác minh để hỗ trợ, can thiệp khẩn cấp trong nhiều trường hợp. Tổng đài này cũng hỗ trợ thông tin, tư vấn các vấn đề liên quan tới trẻ em.
Theo lãnh đạo Cục Trẻ em, trung bình mỗi năm, kênh giao tiếp này nhận hơn 500.000 cuộc gọi đến, cao điểm nhất là năm 2020 – 2021, khi đại dịch Covid-19 đang trong giai đoạn cao điểm. Ngoài các kênh truyền thống (như điện thoại cố định, di động), Tổng đài Quốc gia về bảo vệ trẻ em có thêm tài khoản Zalo.
Năm 2019, ứng dụng bảo vệ trẻ em “Tổng đài 111” trên hai nền tảng điện thoại thông dụng iOS và Android đã ra mắt với mong muốn mang lại một cuộc sống an toàn và lành mạnh hơn cho các em nhỏ. Theo đó, ứng dụng “Tổng đài 111” cung cấp biểu mẫu thông tin nhằm hỗ trợ người dùng báo cáo các trường hợp nghi vấn xâm hại trẻ em để nhận được sự hỗ trợ cần thiết. Bên cạnh đó, kho thư viện tài liệu cũng được xây dựng tại đây nhằm giới thiệu các thông tin cơ bản về quyền trẻ em, cùng một số kỹ năng giáo dục an toàn cho trẻ em. Ông Nam đánh giá, các kênh tiếp nhận trực tuyến đã hoạt động hiệu quả trong thời gian qua.
Tính đến 11/2022 đã tiếp nhận 356.681 cuộc gọi tới, trong đó, các hệ thống trực tuyến đã tiếp nhận trên 9.300 cuộc gọi phản ánh. “Hơn 400 cuộc gọi trong số này xếp loại có vấn đề xâm hại trên môi trường mạng. Các tổng đài viên đã triển khai 393 cuộc gọi tư vấn, trong đó, có 20 trường hợp cần can thiệp khẩn cấp”, ông Đặng Hoa Nam nói.
Cũng theo lãnh đạo Cục Trẻ em, các cuộc gọi yêu cầu gỡ bỏ các thông tin xâm phạm về đời tư của trẻ để lan truyền trên mạng với ý đồ khác nhau, chiếm số lượng lớn nhất.
Đề cập đến các khó khăn khi triển khai trong thực tiễn, đại diện Cục Trẻ em chia sẻ, trong nhiều trường hợp phản ứng của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức không theo kịp tâm lý, kỳ vọng của các cha mẹ, trẻ em khi gọi phản ánh tới tổng đài. Trong khi đó, việc xoá, gỡ triệt để các thông tin độc hại, gây ảnh hưởng tiêu cực trên mạng Internet cũng còn nhiều khó khăn khi các đường dẫn, thông tin có thể xuất hiện ở nhiều nơi. Do đó, cần phải có sự kết hợp của nhiều bên, nhiều giải pháp khác nhau để giải quyết.
Theo các chuyên gia, các sản phẩm, giải pháp công nghệ hiện nay có thể giúp ngăn ngừa, hạn chế việc tiếp xúc với các thông tin độc hại; giúp các bậc cha mẹ thuận tiện hơn trong việc quản lý và bảo vệ trẻ em khi sử dụng mạng Internet. Tuy nhiên, để bảo vệ an toàn cho trẻ em trên không gian mạng không chỉ phụ thuộc vào công nghệ, mà cần sự đồng hành và tạo ra được “hệ miễn dịch số” cho trẻ.
Ông Vũ Thanh Thắng, đại diện Công ty Giải pháp an ninh mạng thông minh (SCS) - đơn vị phát triển giải pháp SafeGate chia sẻ, ngoài việc đảm bảo an toàn, tương tác lành mạnh, hỗ trợ trẻ em trên môi trường mạnh thì cần đồng hành, hướng dẫn cho cả phụ huynh và các em những kiến thức kỹ thuật số để nhận diện các nguy cơ trên không gian mạng. “Khi phát triển SafeGate cho trẻ em, chúng tôi không chỉ đặt nặng các vấn đề kỹ thuật mà tiếp cận sản phẩm theo hướng nhân bản hơn, để bố mẹ có thể đồng hành cùng con cái, để các em hiểu và tránh được nguy cơ trên không gian mạng”, ông Thắng nói.