Việt Nam mạnh về hạ tầng nhưng yếu về chính sách
Đó là nhận định được đưa ra bởi Ngân hàng Thế giới trong một hội nghị vừa được tổ chức mới đây về dữ liệu mở.
Trong bảng xếp hạng về dữ liệu mở năm 2020 của Open Data Watch,ếphạngdữliệumởViệtNamchỉtốthơnTháiLàcách đánh chẵn lẻ luôn thắng Singapore hiện đứng hàng đầu trên thế giới, tiếp đó là một số quốc gia châu Âu như Ba Lan, Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển…
Hầu hết các quốc gia đều công bố dữ liệu mở về ngân sách. Ở chiều ngược lại, dữ liệu ít được công bố nhất liên quan đến việc sở hữu đất đai.
Việt Nam hiện nằm ở nửa đầu về mức độ bao phủ dữ liệu (xếp thứ 86/187 quốc gia) nhưng nằm ở nửa sau về mức độ mở cả ở mức độ khu vực và toàn cầu (xếp thứ 122/187 quốc gia).
Theo dữ liệu của Open Data Watch, trong khu vực Đông Nam Á, đối với xếp hạng về dữ liệu mở Việt Nam tốt hơn Thái Lan, Lào, Đông Timor và Campuchia.
Xếp hạng về dữ liệu mở giữa các quốc gia tại khu vực Đông Nam Á năm 2020. Số liệu: Open Data Watch |
Năm 2019, Ngân hàng Thế giới đã tiến hành đánh giá về mức độ sẵn sàng của Việt Nam đối với chính phủ số và dữ liệu mở. Báo cáo này cho thấy, Việt Nam có năng lực mạnh về cơ sở hạ tầng và công nghệ dữ liệu mở, nhưng đi sau về khung pháp lý chính sách quản lý dữ liệu.
Theo bà Trần Thị Lan Hương - chuyên gia cao cấp về khu vực công của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, dữ liệu mở là nguồn tài nguyên có thể mang lại giá trị rất lớn cho GDP toàn cầu, từ 2.800 tỷ USD trong năm 2019 tới 10.000 tỷ USD vào năm 2025.
Dữ liệu mở có vai trò rất quan trọng đối với cả thúc đẩy nền kinh tế cũng như quản trị, điều hành của chính phủ.
Báo cáo năm 2021 của Ngân hàng Thế giới cho biết, giá trị kinh tế của dữ liệu mở ở mức độ vĩ mô là từ 0.4-1.4% GDP toàn cầu, với tốc độ tăng trưởng mỗi năm khoảng 15,7%.
Ở góc độ vi mô, dữ liệu mở đã thúc đẩy các doanh nghiệp ở nhiều ngành, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ và cơ hội thương mại. Một nửa doanh nghiệp tại Mỹ, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện đang sử dụng dữ liệu mở.
Các ví dụ từ châu Phi và châu Á cũng cho thấy dữ liệu mở có thể thúc đẩy hiệu quả của chính phủ trong việc tạo ra các cơ hội cho doanh nghiệp.
Việt Nam cần làm gì để thúc đẩy phát triển dữ liệu mở?
Theo Báo cáo phát triển năm 2021 của Ngân hàng Thế giới, 1/3 trong số các quốc gia được khảo sát có quy định pháp lý về dữ liệu mở, nguyên tắc về việc tạo ra và sử dụng dữ liệu mở.
Một số nước như Mexico và Hàn Quốc có đạo luật về dữ liệu mở, một số nước khác như Pháp, Estonia, Anh có điều khoản về dữ liệu mở trong quy định của chính phủ. EU thậm chí còn đưa ra một chỉ thị về dữ liệu mở, bao gồm danh sách các bộ dữ liệu mở có giá trị cần được công bố miễn phí để phục vụ cho sự phát triển của trí tuệ nhân tạo.
Hình ảnh tại trung tâm dữ liệu lớn nhất miền Bắc. |
Đối với Việt Nam, trong dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, Việt Nam đã đặt ra nhiều mục tiêu tham vọng trong việc phát triển kinh tế số và dữ liệu mở. Trong đó, kinh tế số sẽ chiếm 25% GDP vào năm 2025, 100% cơ quan nhà nước sẽ cung cấp dữ liệu mở. Điều này cho thấy tham vọng và những cam kết rõ ràng của Việt Nam.
Việt Nam cũng đã có khung pháp lý khá toàn diện khi đã ban hành Nghị định 47/2020, trong đó đưa ra các định nghĩa về dữ liệu mở trong khu vực công và quy định các cơ quan chính phủ cần chia sẻ dữ liệu để khu vực tư nhân và các cơ quan khác có thể sử dụng.
Việt Nam cũng đã xây dựng được một số sáng kiến về dữ liệu mở. Ở cấp độ quốc gia, Việt Nam đã có cổng dữ liệu quốc gia (data.gov.vn). Ở cấp độ tỉnh, nhiều địa phương cũng đã cung cấp cá bộ dữ liệu mở như TP.HCM, Đà Nẵng,..
Theo ông Nguyễn Quang Đồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS), Việt Nam hiện chưa có thị trường dữ liệu, kết nối giữa nguồn cung và nhu cầu sử dụng dữ liệu hiện vẫn chưa tốt. Điều mà Việt Nam cần giải quyết là làm sao có thể kết nối được giữa cung và cầu trên thị trường dữ liệu.
Ông Nguyễn Quang Đồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS). |
Việt Nam hiện vẫn đang thiếu tiêu chuẩn cũng như việc phân loại dữ liệu khi cung cấp các dữ liệu mở, chất lượng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của khu vực tư nhân. Do đó, chúng ta cần hoàn thiện các tiêu chuẩn dữ liệu và phân loại dữ liệu bởi chất lượng của dữ liệu là rất quan trọng.
Với hầu hết quốc gia, trong đó có Việt Nam, chính phủ còn thiếu nguồn lực để phát triển dữ liệu. Nguồn lực từ khu vực tư nhân do đó sẽ đóng vai trò rất quan trọng cho việc thu thập, sử dụng và chia sẻ dữ liệu.
Chia sẻ góc nhìn khác về vấn đề này, bà Trần Thị Lan Hương - chuyên gia cao cấp của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, ba lĩnh vực Việt Nam có thể tham gia để thúc đẩy dữ liệu mở là cải thiện độ bao phủ và độ mở dữ liệu, vấn đề về tính riêng tư và bảo mật để bảo vệ cá nhân, công ty khi chia sẻ thông tin dữ liệu mở.
Bên cạnh đó, Việt Nam có thể tham gia các cộng đồng và mạng lưới dữ liệu mở quốc tế, đóng vai trò chủ động hơn nữa trong các mạng lưới dữ liệu toàn cầu, ví dụ như Hiến chương Dữ liệu mở (Open Data Charter) và Đối tác Chính phủ mở (Open Government Partnership).
Trọng Đạt
Dữ liệu là một loại tài nguyên mới phục vụ phát triển kinh tế, xã hội
Đây là ý kiến được các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách đưa ra trong Hội nghị Đối tác Dữ liệu Mở châu Á lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.