“Món quà khiến tôi cảm động nhất sau các ca phẫu thuật thành công chính là hình ảnh những em bé phát triển khỏe mạnh từng ngày từ các sản phụ gửi đến. Họ là những người mang hội chứng truyền máu song thai,ữbácsĩkểcamổđặcbiệtđểsongthaiđượcsốngtiếptrongbụngmẹsoi kèo moldova đến với chúng tôi ở thời điểm nguy cấp nhất … ”, Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Thị Hiền Lê, công tác tại Bệnh viện Tâm Anh chia sẻ.
Ca phẫu thuật nghẹt thở
Sáng 18/10/2018, chị Nguyễn Thị Bích Hồng (SN 1990, Hà Nội), thai phụ đang mang song sinh ở tuần thứ 20, cảm thấy trong người có những biểu hiện bất thường, đau bụng và khó chịu. Chị bốc máy gọi cho chồng tức tốc đưa đi khám.
Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Thị Hiền Lê, bác sĩ đầu tiên và duy nhất hiện nay có thể thực hiện các ca phẫu thuật cho sản phụ mang hội chứng truyền máu song thai, ngay khi thăm khám cho bệnh nhân đã nhận thấy đây là một trường hợp mắc hội chứng truyền máu song thai nguy hiểm, bắt buộc phải phẫu thuật.
“Tôi được bác sĩ chẩn đoán mắc hội chứng truyền máu song thai ở giai đoạn 3: hai thai nhi, một em bé đã cạn ối, bé còn lại quá thừa ối. Nếu không phẫu thuật gấp, cả hai con tôi sẽ gặp nguy hiểm. Trong khi đó, tỷ lệ thành công của các ca mổ hiện nay là 60%. Chúng tôi có thể mất 1 trong 2 em bé hoặc mất cả 2”, chị Hồng nhớ lại.
Theo bác sĩ Hiền Lê, điều trị hội chứng truyền máu song thai giai đoạn III chỉ có một cách duy nhất là phẫu thuật nội soi trong buồng tử cung bằng phương pháp phẫu thuật nội soi thai nhi hay phẫu thuật laser. Bác sĩ dùng tia laser cắt đứt các mạch máu thông nối giúp mỗi thai phát triển riêng lẻ, không phụ thuộc vào thai kia.
Phương pháp phẫu thuật này có độ khó cao vì tất cả các thao tác phải thực hiện trong tử cung của người mẹ.
Nhớ lại cái buổi chiều cách đây 4 tháng, chị Lê bảo không chỉ bệnh nhân lo lắng mà cả ê kíp bác sĩ căng như dây đàn.
Những ca mổ này thường là cấp cứu vì nếu chậm trễ 1 trong 2 thai có thể bị hỏng và thai còn lại cũng bị hỏng hoặc nếu còn sống thì sẽ để lại di chứng rất nặng nề. Thậm chí ối căng quá dẫn đến sản phụ bị sẩy thai.
Khi tiến hành phẫu thuận, bác sĩ đưa dụng cụ nội soi phải "đi" vào buồng ối. Sau đó, các bác sĩ tiến hành đốt các mạch máu, cắt sự liên kết giữa hai thai nhi, để các thai nhi tự nhận dưỡng chất độc lập từ cơ thể mẹ.
Bác sĩ Hiền Lê cùng ekip trong phòng phẫu thuật
Ca mổ kéo dài 45 phút thành công trong sự vui mừng vỡ òa của các bác sĩ và gia đình. Sau đó, sản phụ Hồng chào đón 2 con ở tuần thứ 36 của thai kỳ. Hai em bé (1kg8 và 2kg3) hoàn toàn khỏe mạnh và không phải nuôi trong lồng kính.
“Đây được xem là một trong những ca phẫu thuật thành công nhất của tôi. Bởi vì sản phụ nhập viện trong tình trạng ở giai đoạn báo động, các mạch máu nối hai thai nhi quá nhiều. Ngoài ra, hai em bé sau khi chào đời đều khỏe mạnh, không phải nuôi trong lồng kính”, bác sĩ Lê nói.
Những món quà
Một ngày làm việc của bác sĩ Hiền Lê bắt đầu từ 6 giờ sáng, chị tiến hành kiểm tra, thăm khám các bệnh nhân. Vào buổi trưa và chiều, chị bắt đầu thực hiện các ca mổ. Công việc của chị chỉ kết thúc sau 7 giờ tối.
“Có những ngày, tôi có chưa đến 5 phút để ăn bữa trưa. Có những hôm, tôi về nhà khi đồng hồ đã 10 giờ đêm”, bác sĩ Lê tâm sự.
Đến thời điểm hiện tại tôi đã thực hiện được 54 ca phẫu thuật điều trị chứng hội chứng truyền máu song thai. Có những cai mang lại niềm vui cho gia đình nhưng có những ca cũng khiến bác sĩ phải tiếc nuối.
“Đó là trường hợp sản phụ đi kiểm tra tại các phòng khám, bệnh viện nhưng không phát hiện hội chứng trên. Khi đến với chúng tôi, thai phụ đã ở tình trạng nguy cấp. Ca mổ sau đó không như mong đợi. Tôi như chết lặng bởi mỗi ca mổ như đứa con tinh thần của tôi.
Bên cạnh đó, các trường hợp song thai trên hầu như là kết quả của việc thụ tinh trong ống nghiệm từ các cặp vợ chồng hiếm muộn. Họ khát vọng có được tiếng trẻ thơ trong nhà. Nên khi đến với chúng tôi họ vô cùng hi vọng…” , nữ bác sĩ chia sẻ
Đổi lại, niềm vui của chị chính là những ca mổ thành công. Các ông bố bà mẹ sau khi con chào đời thường xuyên gửi hình ảnh con đang lớn từng ngày cho bác sĩ với những tin nhắn, những lời cảm ơn.
“Cũng có những gia đình tặng tôi những món quà nhỏ là đặc sản nơi quê nhà. Tôi nhớ một gia đình sản phụ ở Thanh Hóa có hoàn cảnh khó khăn. Hai vợ chồng dốc hết tài sản để làm IVF. Ca phẫu thuật thành công đã cứu sống 2 đứa trẻ.
Sau này, mỗi lần ra Hà Nội, họ thường tặng tôi rau, củ quả sạch của nhà trồng được, có lần là một giỏ khoai lang… Sáng nay, người mẹ cũng nhắn tin chúc mừng bác sĩ”, nữ bác sĩ nói với gương mặt vui mừng khi tay đang lần tìm lại dòng tin nhắn chúc mừng từ bệnh nhân.
Nguyễn An
Cậu bé 'sọ dừa' không chân, không tay sống sót kỳ diệu
Mặc dù từ khi còn là thai nhi, bé trai đã được chẩn đoán sẽ trở thành "cậu bé sọ dừa" không có tay chân nhưng người mẹ vẫn quyết định để em chào đời.