'Người mẹ thứ hai' tiếp sức cho những học sinh nghèo_tylebongda tructuyen

时间:2025-01-15 05:23:00 来源:PhongThuyBet

CLIP: Cô Nhung chia sẻ về việc dạy thêm miễn phí cho trẻ khó khăn

Lớp học miễn phí được cô tổ chức từ 17h các buổi chiều trong tuần. Từ những ngày đầu phải đi vận động,ườimẹthứhaitiếpsứcchonhữnghọcsinhnghètylebongda tructuyen đến nay thành "lệ" - cứ tan học buổi chiều là nhiều em nhỏ sẽ tìm đến với cô Nhung.

Căn phòng chưa đầy 20m2 trong một ngôi nhà ở con hẻm nhỏ trên đường Trưng Nữ Vương (quận Hải Châu, Đà Nẵng) lại rộn ràng tiếng cười nói của các em học sinh...

Lớp học nhiều lứa tuổi

Cô Đào Thị Nhung (sinh năm 1956) là giáo viên dạy Ngữ văn của Trường THCS Lê Độ (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) đã nghỉ hưu.

{keywords}
Một góc lớp học nhỏ của cô Đào Thị Nhung

Cô Nhung kể, cô về hưu năm 2011 nên tham gia vào hoạt động xã hội ở tổ dân phố. Cô đang là Tổ trưởng tổ 25, Chi phó Hội phụ nữ khối An lạc, Phó ban Công tác mặt trận khối An Lạc.

"Quá trình hoạt động xã hội tại địa phương, phát hiện ra những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, ham học nên tôi đã nghĩ làm gì đó cho các em" - cô Nhung nói. Và lớp dạy thêm miễn phí ra đời từ năm 2019. Đến nay, lớp học của cô Nhung thu hút được học sinh thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau từ tiểu học đến THCS. 

Với học sinh Tiểu học, cô dạy tất cả các môn, còn học sinh THCS thì cô dạy chủ yếu môn Ngữ văn.

"Hơn hai năm nay, học sinh tìm đến lớp học nhiều hơn. Thấy các em ham học, tiến bộ là niềm vui lớn của người giáo viên nghỉ hưu" - cô Nhung chia sẻ và mong có sức khỏe tốt để dạy dỗ được nhiều học sinh hơn...

{keywords}
 
{keywords}
 

"Cô như người mẹ thứ hai"

Em Huỳnh Thị Thủy Tiên (học sinh THCS) chia sẻ, đến lớp học của cô em rất thoải mái và lĩnh hội được nhiều kiến thức. Tiên cho hay, em xem cô Nhung như người mẹ thứ hai của mình...

Cô Nhung vui vẻ, nhiều phụ huynh có con theo học thấy tiến bộ đã bày tỏ cảm ơn khiến cô cảm thấy ấm lòng và suy nghĩ: Việc mở lớp dạy cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn dù vất vả nhưng đã phần nào góp sức cho các em không vì hoàn cảnh khó khăn mà đi chậm lại hoặc nghỉ học.

Hỏi cô 3 năm dạy học cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn có gặp trở ngại gì không? Cô đáp nhanh "không có trở ngại hay vấn đề quá lớn". Về chuyên môn thì từ vốn kiến thức sư phạm của bản thân nên cô dễ dàng truyền đạt bài học cho các em.

{keywords}
Cô Tuyết (chị gái cô Nhung) cũng tham gia giảng dạy dù mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo

"Còn về chi phí duy trì lớp học thì tôi dành dụm, tiết kiệm một phần nhỏ từ lương hưu để mua sách, vở, bút cho các em" - cô nói và nhìn nhận việc làm của mình không phải điều gì to lớn. Hiện nay, lớp học của cô Nhung vẫn được duy trì mà không cần một khoản kinh phí hỗ trợ nào.

Để tạo không gian thoải mái, gần gũi khi đến lớp - cô Nhung thường tổ chức liên hoan nhỏ vào các dịp lễ, tết tại lớp học. Với học sinh đạt được điểm số cao tại các kì thi giữa kì, cuối kì thì cô Nhung sẽ thưởng những phần quà nho nhỏ để các em có thêm động lực hơn trong học tập.

Ba năm qua, ở lớp học thêm của cô Nhung, các em học sinh không những tiếp thu được kiến thức trong học tập mà còn được dạy giao tiếp lễ phép với người lớn, biết làm những việc tốt....

Cô bảo "nhìn các em hứng thú trong học tập, trưởng thành hơn, vui vẻ hơn trong trong cuộc sống cũng là động lực để tiếp tục duy trì lớp học".

Công Duy - Kiều Oanh

Ông lão Vĩnh Long và hành trình 'làm nghìn việc tốt'

Ông lão Vĩnh Long và hành trình 'làm nghìn việc tốt'

15 năm qua, ông Ngô Ngọc Bỉnh tham gia tích cực làm nghìn việc tốt cùng Hội Người khuyết tật, bảo trợ trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo tỉnh Vĩnh Long.

推荐内容