TheếtmớicủaThổNhĩKỳvớiTổngthốlucky88 besto hãng tin RT, sau cuộc điện đàm hôm 24/11, văn phòng của Tổng thống Erdogan cho biết, hai nhà lãnh đạo Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã thảo luận về "các mối quan hệ song phương, cũng như các vấn đề khu vực và toàn cầu". Trong đó, ông Erdogan tuyên bố muốn "thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga trong nhiều lĩnh vực mà đặc biệt là mở rộng khối lượng thương mại" giữa hai nước.
Điện Kremlin xác nhận, ông Putin và ông Erdogan đã thảo luận về "một số chủ đề quốc tế", và "tập trung vào việc tăng cường hiệu quả hợp tác thương mại và kinh tế".
Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của liên minh quân sự NATO do Mỹ đứng đầu và là thành viên đầy tham vọng của EU, song Tổng thống Erdogan đã thi hành chính sách trung lập liên quan tới cuộc xung đột ở Ukraine. Ngoài việc tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình vào năm 2022, Thổ Nhĩ Kỳ còn làm trung gian cho Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen hiện không còn tồn tại, và đã từ chối yêu cầu của Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế chống lại Nga.
Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), Thổ Nhĩ Kỳ là nước mua dầu thô lớn thứ 3 của Nga. Moscow cũng là đối tác nhập khẩu có giá trị nhất của Ankara.
Tuy nhiên, theo Financial Times, Ankara được cho đã nhượng bộ một số yêu cầu của Washington như chặn xuất khẩu một số hàng hóa lưỡng dụng sang Nga trong những tháng gần đây. Trong nhiều đợt tuyên bố lệnh trừng phạt, Mỹ cũng đã đưa khoảng 20 công ty Thổ Nhĩ Kỳ vào danh sách đen kể từ năm 2023 vì cáo buộc cung cấp các mặt hàng lưỡng dụng cho các đối tác Nga có liên quan tới ngành công nghiệp quốc phòng Nga.
Đáng nói, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục xuất khẩu các hệ thống vũ khí sang Ukraine bao gồm máy bay không người lái (UAV), và vũ khí nhỏ.
Kể từ khi xung đột Nga – Ukraine bùng nổ vào tháng 2/2022, Tổng thống Erdogan và Tổng thống Putin đã gặp nhau nhiều lần. Lần gần nhất, hai nhà lãnh đạo đã phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh BRICS tại thành phố Kazan của Nga vào tháng 10. Trước đó, vào tháng 9, Thổ Nhĩ Kỳ trở thành nước NATO đầu tiên tuyên bố đã chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS.
评论专区