PhongThuyBetPhongThuyBet

Đi tìm tác giả của bài hát Cô giáo Bản Mèo_keonhacai5.

“Đường tới Bản Mèo đường dốc cheo leo.

Vượt qua sườn núi là đến với Bản Mèo.

Qua bao nhiêu con suối,ĐitìmtácgiảcủabàihátCôgiáoBảnMèkeonhacai5. nên cô thân quen…”

Một cô giáo ở Phú Thọ chia sẻ, mỗi khi nghe giai điệu của ca khúc này, cô lại xúc động nhớ về những tháng năm tuổi trẻ lên vùng cao dạy chữ cho các em thơ.

Đã 47 năm kể từ khi ra đời, ca khúc Cô giáo Bản Mèo được trình diễn ở rất nhiều hội thi, ngày lễ, truyền cảm hứng về tấm gương của biết bao thầy cô giáo đã không quản ngại khó khăn, vất vả, hết lòng vì học trò.

Thế nhưng, những thông tin về tác giả bài hát hầu như vắng bóng. Thậm chí, nhiều video trình diễn ca khúc không hề có một dòng nào ghi tên tác giả.

{keywords}
Thầy giáo Trần Phú Thế Cường là người sáng tác ca khúc Cô giáo Bản Mèo

Thầy giáo Trần Phú Thế Cường, cựu giảng viên Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội chia sẻ, bài hát Cô giáo Bản Mèo ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt.

Vào tháng 5/1974, thầy và các cán bộ, giảng viên của khoa Ngữ văn có chuyến đi thực tế và nói chuyện văn chương tại miền Tây Bắc, trong đó có đi qua Điện Biên. Một hôm đoàn định đi Tây Trang, là vùng biên giới giữa Việt Nam và Lào, nhưng trời mưa dữ dội. Đi được một đoạn khoảng 20km, đoàn phải rẽ vào Đền thờ tướng Hoàng Công Chất nghỉ chân. Ở nơi này có một cây đa to xum suê cành lá. Dưới cây đa có một lớp học nho nhỏ, làm bằng tranh tre lá nứa.

“Tôi nhìn thấy một cô giáo trẻ, đang say sưa dạy khoảng 20 em đọc thơ. Bên ngoài trời mưa mà lạ lùng chim hót véo von, như thể cũng học bài cùng. Giữa khung cảnh núi rừng ấy, hình ảnh cô giáo cùng đàn em nhỏ ấy bỗng khiến trong tôi trào dâng một cảm xúc mãnh liệt. Và tôi viết Cô giáo Bản Mèo ngay trong chuyến dừng chân tại Điện Biên đó”, thầy giáo Trần Phú Thế Cường nhớ lại.

Ca khúc Cô giáo Bản Mèo do ca sĩ Ánh Nguyệt thể hiện

Thầy Cường cho biết, có nhiều người tưởng rằng, “tiếng học bài ríu rít tiếng chim ca” là hình ảnh mang tính chất văn học, nhưng không phải, đó chính là hình ảnh thực. Cô giáo trong bài hát cũng là cô giáo thực. Và cảm xúc sáng tác của tác giả cũng là cảm xúc từ hoàn cảnh thực.

Bài hát khi mới ra đời có tên là Cô giáo lên Bản Mèo. Nhưng sau này, một số người trình bày ca khúc đã sử dụng một số tên gọi khác như “Cô giáo trên Bản Mèo”, “Cô giáo Bản Mèo”, thành ra bài hát có 3 tên gọi.

Nội dung bài hát cũng có một số “dị bản” so với bản gốc. Ví dụ, câu hát “Mà niềm vui dạt dào bên vách nứa” một số người hát: “Mà niềm vui dạt dào bên vách suối”, có người lại hát là “vách núi”, “cũng không sao cả, không làm ảnh hưởng đến nội dung của bài hát”, thầy Cường nói.

Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, tự học nhạc từ sách và đài

Thầy giáo Trần Phú Thế Cường cho biết, không chỉ có Cô giáo Bản Mèo, mà thầy còn là tác giả của rất nhiều ca khúc, như Về miền Tây, Trên biên cương sông Mã,…; một số bài cho các hội, trường và được sử dụng làm bài truyền thống như Bài ca Hội cựu giáo chức Việt Nam.

Đặc biệt, thầy cùng với thầy Văn Nhân là tác giả của hợp xướng Tiếng hát sư phạm (gồm có 4 chương, trong đó, thầy Văn Nhân viết chương 3, chương 4).

Tuy nhiên, thầy Cường lại không phải là người được đào tạo bài bản về nhạc. Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhưng thầy đã sớm chịu cảnh vất vả của một cậu bé mồ côi cả cha lẫn mẹ.

“Mẹ tôi mất năm tôi 4 tuổi, còn bố mất khi tôi 7 tuổi. Tôi phải đi ở nhờ những ông chú, bà bác của mình, vừa học vừa làm đủ thứ để có tiền. Tôi say mê âm nhạc nhưng không có điều kiện để học bài bản, tôi đến với âm nhạc bắt đầu từ tự học, qua sách và qua những chương trình dạy hát của Đài Tiếng nói Việt Nam”, thầy Cường chia sẻ.

Trở thành giảng viên của Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội bộ môn Nghệ thuật học, sau này thầy mới có dịp đi học một số chương trình về hòa âm, phối khí do các nhạc sĩ dạy.

Những năm tháng tuổi thơ nhọc nhằn cộng với những ngày tháng trải nghiệm khi xung phong lên vùng cao dạy chữ trước khi trở thành giảng viên đại học, thầy có sự đồng cảm với nỗi vất vả, hy sinh của các thầy cô giáo, thương yêu học trò và yêu nghề dạy.

Ngày thầy lên một điểm trường của Tuyên Quang dạy học, chỉ có nhà tranh vách nứa, thậm chí chỗ đi vệ sinh cũng không có. Các em đều là người dân tộc, rất nghèo. Thầy giáo cũng nghèo, nhưng vẫn dùng cả đồng lương ít ỏi cho các em mua sắn, mua ngô chống đói. Thầy cũng đi mấy chục cây số đường đèo cùng trò về thăm nhà, rồi đá bóng, chơi đùa cùng các em.

Vì thế, thầy Trần Phú Thế Cường cho rằng, giáo viên phải có tình yêu với nghề, với ngành, với con người thì mới gắn bó được với nghề.

"Ngày xưa đi học, không có chuyện quà cáp giáo viên bởi thời gian đó đầy vất vả. Bản thân thầy phải đi dạy bổ túc văn hóa vào buổi tối để lấy tiền. Thời của thầy không có tiền đút lót giáo viên, nhưng các thầy cô rất thương học trò.

Đó là cái tình của con người với con người, cái tình của ngành sư phạm" - thầy Cường nói.

Cũng theo thầy Cường, xã hội phát triển, nhiều thứ thay đổi, trong đó có cả mối quan hệ thầy trò nhưng với các thầy cô giáo, điều quan trọng nhất là tấm lòng, tình cảm của các em học sinh, chứ không phải là vật chất.

Và khi đi dạy, khát vọng lớn nhất của những người thầy vẫn là đem đến tri thức, mong cho các em học giỏi, nên người, sau này có cuộc sống hạnh phúc và dựng xây đất nước.

Cũng vì tình cảm đó, mà mỗi khi bài hát về nghề thầy ra đời được đón nhận, yêu mến với thầy Cường đó là niềm vui rất lớn, dù tác giả dường như bị “lãng quên”.

“Có nhiều người hỏi tôi, vì sao tôi không đăng ký bản quyền tác giả, hoặc không phàn nàn ca sỹ hát mà không ghi tên tác giả? Tôi trả lời: Ai hát cũng được, càng nhiều người hát càng tốt, miễn là truyền được tình yêu đối với nghề giáo, sự tri ân với những thầy cô hết lòng về học sinh thì đó là niềm hạnh phúc lớn lao đối với tôi rồi”, thầy Cường chia sẻ.

Mai Nguyễn

赞(28)
未经允许不得转载:>PhongThuyBet » Đi tìm tác giả của bài hát Cô giáo Bản Mèo_keonhacai5.