Ngày 26/9,ườimẹhiếnthậncứuconbịsuythậnmãlịch giải la liga Bệnh viện Đa khoa Đức Giang thông tin về ca ghép thận đầu tiên được thực hiện tại bệnh viện.
Bệnh nhân là chị N.T.B.H. (26 tuổi, Tuyên Quang). Ngày 8/9, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang thực hiện ca ghép thận thành công cho bệnh nhân.
Chị H. được phát hiện suy thận mạn giai đoạn cuối từ đầu năm 2022, phải chạy thận chu kỳ 3 lần/tuần.
Do phải chạy thận chu kỳ, cuộc sống của bệnh nhân gần như gắn liền với bệnh viện. Chị H. luôn ước mong được ghép thận để không phải hàng tuần đến bệnh viện lọc máu 3 lần bất kể ngày mưa hay ngày nắng, ngày lễ hay kỳ nghỉ.
Vì thế, khi mẹ bệnh nhân cho con gái thận, các chỉ số hòa hợp, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang quyết định thực hiện ca ghép thận, với sự chuyển giao, giám sát của các chuyên gia của Bệnh viện Quân y 103.
Bác sĩ Nguyễn Văn Tuyên, Trưởng khoa Nội thận - Tiết niệu cho biết, ca ghép thận được chuẩn bị kỹ càng, bởi người cho thận khá nhiều tuổi và thể trạng nhỏ hơn so với người nhận nên nguy cơ chức năng thận ghép khó đạt như kỳ vọng.
"Nguy cơ thải ghép là rất cao, vì thế, các kịch bản có thể xảy ra sau ghép đều được các bác sĩ tính đến, nhằm xử lý kịp thời nguy cơ", bác sĩ Tuyên thông tin.
Ngày 8/9, ca ghép của bệnh nhân được thực hiện thành công. Sau ghép thận, sức khỏe cả người cho và người nhận hoàn toàn ổn định, chức năng thận ghép, các chỉ số cận lâm sàng trong giới hạn bình thường.
Người mẹ xuất viện sau khi hiến thận 7 ngày, sức khỏe ổn định. Chị N.T.B.H hòa hợp với quả thận mới hoạt động tốt, các chỉ số xét nghiệm của thận ghép trong giới hạn bình thường và tiếp tục điều trị duy trì sau ghép, tái khám định kỳ theo hẹn của bác sĩ.
Trường hợp thứ 2 là nam bệnh nhân L.B.C. (19 tuổi, Quảng Xương, Thanh Hóa). Tháng 4 vừa qua, C. có biểu hiện mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, thường xuyên mẩn ngứa, phải nhập viện. Qua thăm khám, bác sĩ kết luận, em bị suy thận giai đoạn cuối.
Lúc này, C. đang làm công nhân giày da ở khu công nghiệp Lễ Môn. Từ một nam thanh niên lao động khỏe mạnh, anh sút cân nhanh chóng, rơi vào trạng thái lo lắng, mệt mỏi, hoảng loạn, khi biết cuộc sống của mình gắn liền với máy chạy thận.
Khi mẹ đẻ bệnh nhân quyết định hiến thận để ghép cho con, các bác sĩ đã thực hiện ca ghép thận. Sau hơn 6 giờ phẫu thuật, ca ghép đã thành công ngoài mong đợi. Sau ghép, sức khỏe của cả L.B.C. và mẹ đẻ đều tiến triển tốt.
Bệnh nhân cho biết, khi được ghép thận thành công, tỉnh dậy, em muốn khóc òa vì thấy may mắn. Em sẽ không còn phải cách ngày đến viện một lần để lọc thận.
Cả hai bệnh nhân đều bày tỏ lòng biết ơn đến mẹ, gia đình và các y bác sĩ đã cứu họ khỏi cảnh chạy thận chu kỳ.
Bác sĩ Tuyên cho biết, hiện tại khoa Nội thận - Tiết niệu Bệnh viện Đa khoa Đức Giang có gần 170 bệnh nhân suy thận đang điều trị. Mỗi ngày có 80 bệnh nhân chạy thận nhân tạo chia làm 3 ca đang chạy thận nhân tạo chu kỳ.
Việc chạy thận nhân tạo khiến người bệnh, người nhà người bệnh mệt mỏi, đi lại nhiều lần, chi phí tốn kém. Vì vậy, việc duy trì, phát triển và làm chủ kỹ thuật ghép thận tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang sẽ góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Đến nay, bệnh viện đã thực hiện thành công 3 ca ghép thận và làm chủ được kỹ thuật ghép thận được hướng dẫn đào tạo chuyển giao từ các chuyên gia của Bệnh viện Quân y 103.