‘Tiền chống trượt’ các kỳ thi: Tự nguyện hay giải pháp tâm lý?_tỷ số tottenham

时间:2025-01-23 06:14:01 来源:PhongThuyBet

Thời gian qua,ềnchốngtrượtcáckỳthiTựnguyệnhaygiảipháptâmlýtỷ số tottenham câu chuyện về những khoản thu cuối cấp ở trong các trường học lại nóng lên, gây tranh cãi, ồn ào. Hầu hết các hiệu trưởng xuất hiện trên mặt báo đều không thừa nhận việc đứng ra thu các khoản tiền phụ thu mà giải thích do phụ huynh tự nguyện. 

Mới đây nhất, một trường THPT ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh vướng ồn ào về các khoản thu để "chống trượt". Đây cũng không phải trường hợp đầu tiên, trước đó năm 2018, theo phản ánh của nhiều học sinh lớp 12 tại Trường THPT Phan Chu Trinh (huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông), để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2018, các em phải đóng 100.000 đồng tiền hỗ trợ kỳ thi.

Theo nhà trường, số tiền này để mua nước, bút và đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ học sinh trong 4 ngày thi, trong khi đó, đại diện hội phụ huynh lại cho biết, một phần số tiền dùng để mời cơm giám thị coi thi.

Trước đó, tại một trường THPT ở Hà Giang cũng gây xôn xao dư luận với thông tin về khoản thu "hỗ trợ giám thị"... 

Theo như thông tin công bố, hiệu trưởng các Trường THPT “bị điểm tên” và giáo viên chủ nhiệm khẳng định không ra chủ trương, chỉ đạo việc thu để chi như vậy. Họ tôn trọng sự tự nguyện của cha mẹ các em đồng thời cũng không có ý kiến về vấn đề này. 

Cụ thể, đại diện Trường THPT Phan Chu Trinh bác bỏ thông tin số tiền trên để hỗ trợ cho các giám thị, mà dùng để hỗ trợ học sinh trong kỳ thi sắp tới, đặc biệt là những em có hoàn cảnh khó khăn.

Hiệu trưởng Trường THPT Lê Hồng Phong (TP Hà Giang) cũng chia sẻ rằng “phụ huynh có nhã ý, nhà trường đồng ý”. Theo lãnh đạo này, các thầy cô đi coi thi đều có chế độ được nhà nước chi trả. Tuy nhiên nếu phụ huynh có nhã ý, nhà trường đồng ý để ban đại diện cha mẹ học sinh vận động mời hội đồng coi thi bữa cơm gặp mặt nhưng phải trên tinh thần tự nguyện, không bắt buộc.

"Đề xuất này được đa số cha mẹ học sinh ủng hộ. Việc thực hiện vận động do cha mẹ học sinh trực tiếp thực hiện, giáo viên chủ nhiệm không đứng ra thu hộ, không tổng hợp báo cáo nhà trường", báo cáo của trường nêu rõ.

Theo lẽ thường vậy là thuận cả đôi bên vì dân gian có câu “anh có lòng thì tôi có dạ” nhưng thực tế dư luận lại xôn xao vì sự việc rất tréo ngoe. 

Soi chiếu vụ việc với các quy định của Nhà nước, chúng ta sẽ thấy có nhiều bất cập. Đặc biệt, việc thu tiền không hẳn có sự đồng thuận của 100% phụ huynh, gây nên sự bất bình. Đối với một số phụ huỳnh đồng thuận với khoản thu này, phải chăng vì họ mong muốn sự vẹn toàn, yên ổn cho con em mình trong kỳ thi cuối cấp.

Cộng thêm vào đó là việc các phụ huynh chưa nắm hết những thông tin trong việc tổ chức một kỳ thi THPT Quốc gia. Ngoài ra, tác động của tâm lý đám đông khiến nhiều cha mẹ học sinh lúng túng, khó lựa chọn giải pháp mà được dẫn dắt bởi một nhóm đại diện là ban phụ huynh trong câu chuyện thu tiền. 

Mặc dù hiện thực là không có nhưng khi tâm lý bất an, lo lắng khiến bản năng tự nghĩ, mường tượng ra các khó khăn, bất trắc ít nhiều đã ảnh hưởng tới các quyết định của phụ huynh. Vấn đề con trẻ và câu chuyện thi cử cuối cấp được đặt lên bàn cân. Vì vậy, vào những thời khắc quyết định, việc người ta tặc lưỡi “xuống tiền” đóng góp chưa hẳn đã có sự đồng thuận tự nhiên. Đó có chăng là sự đồng ý về mặt cơ học đơn thuần trước các bủa vây do một toan tính bất thường nào đó. 

Như đã biết về sự giải trình cho lý do thu tiền là nhằm bồi dưỡng, mời cơm hội đồng mang màu sắc của sự tri ân, hợp lý và khiến cho phụ huynh an tâm, yên lòng để con mình có thể trải qua một kỳ thi quan trọng đầy trọn vẹn.

Có thể khẳng định các kỳ thi THPT Quốc gia hằng năm đều được tổ chức nghiêm túc, cẩn trọng và bảo mật. Thêm vào đó, việc chấm bài thi phải được rọc phách nên khách quan, chấm đúng năng lực, trình độ dựa trên kết quả làm bài của học sinh. 

Các công tác khác như coi thi chéo, chấm thi chéo ở các địa bàn. Chẳng hạn, lãnh đạo nhà trường, giáo viên của huyện này sẽ đi làm thi, coi thi và chấm thi tại trường khác, huyện khác... Các thầy cô đi coi thi đều có chế độ được Nhà nước chi trả.

Tuy nhiên, không hẳn cha mẹ nào cũng nắm được những quy định như thế. Khi đã xuất hiện khoản thu "mời cơm hội đồng thi", vậy ban phụ huynh quan hệ ra sao, quen biết thế nào với hội đồng thi, giám thị coi thi? 

Thiết nghĩ, khó có cá nhân, tổ chức nào đang thực hiện nhiệm vụ nhạy cảm như việc thi cử lại dễ dàng giao thiệp với một nhóm đại diện vì các tình cảm hoặc cơm, nước thông thường. 

Dù được đưa ra bởi lý do nào, việc tổ chức thu tiền do ban phụ huynh phát động đều rất khó chấp nhận, vấn đề này về mặt lý, về mặt tình đều không đúng lúc, đúng chỗ. Nếu chúng ta không kịp thời chấn chỉnh tiền lệ xấu sẽ tiếp diễn. Duy trì cách làm như vậy, sẽ ảnh hưởng tới uy tín của các cơ sở giáo dục địa phương cũng như cản bước tiến của ngành giáo dục.

Theo Thông tư 55 ngày 22/11/2011 của Bộ GD-ĐT, ban đại diện cha mẹ học sinh tuyệt đối không được lợi dụng danh nghĩa ban để thu các khoản ngoài quy định. Ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ được thu các khoản phục vụ trực tiếp cho các hoạt động của ban.
推荐内容