Bộ máy hành chính “gọn nhẹ”,ĩnhPhúctinhgọnbộmáyhànhchínhhấpdẫnđầutưtỷ lệ kèo trực tiếp bóng đá làm việc hiệu quả; đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của Trung tâm hành chính công; cắt giảm thủ tục rườm rà… Vĩnh Phúc quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh giai đoạn 2016-2021.
Tinh gọn bộ máy, đẩy mạnh hiệu quả Trung tâm HHC
Năm 2016 toàn bộ máy hành chính công Vĩnh Phúc “bắt tay” thực hiện Đề án 01 với mục tiêu sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế từ các cơ quan đảng, đoàn thể, nhà nước đến các hội đặc thù; từ cấp tỉnh đến thôn, xóm, tổ dân phố giai đoạn từ năm 2016 - 2021.
Với tinh thần quyết liệt, tính đến đầu năm 2018, toàn tỉnh đã giảm được 106 đầu mối, trong đó có 54 đầu mối cơ quan hành chính, số còn lại là các đơn vị sự nghiệp. Tinh giản được 534 biên chế. Ở cấp cơ sở, đã tinh giản được 9.323 người hoạt động không chuyên trách, gồm gần 1.689 người ở cấp xã và hơn 7.600 người cấp thôn.
Đầu năm 2018 Trung tâm HCC tỉnh Vĩnh Phúc cũng bắt đầu đi vào hoạt động. Với 20 cơ quan, đơn vị, 28 cán bộ biệt phái từ các sở, ngành, đơn vị, Trung tâm HCC tỉnh đang tiếp nhận, giải quyết 1.158 TTHC, chiếm khoảng 65,3% tổng số TTHC thuộc thẩm quyền cấp tỉnh.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, Trung tâm HCC tỉnh Vĩnh Phúc đã tiếp nhận 15.707 hồ sơ. Trong đó, hồ sơ đã giải quyết trước và đúng hạn chiếm hơn 94,2%; hồ sơ chậm, quá hạn là 5,7%.
Trung tâm HCC tỉnh thực hiện hiệu quả chức năng làm đầu mối tập trung, hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết Trung tâm HCC từ các sở, ban, ngành và các cơ quan ngành dọc Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh.
Trung tâm HCC tỉnh Vĩnh Phúc cũng thực hiện công tác khảo sát ý kiến của khách hàng đối với các dịch vụ hành chính đã cung cấp; tiếp nhận và phối hợp giải đáp các phản ánh, kiến nghị của tổ chức, công dân liên quan đến chất lượng giải quyết dịch vụ HCC của các sở, ngành; từng bước liên kết tối đa các giao dịch hành chính từ các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn.
Giảm 30 - 50% thời gian giải quyết thủ tục doanh nghiệp
Không chỉ bộ máy hành chính được tinh gọn để làm việc hiệu quả, thủ tục liên quan đến kinh doanh, đầu tư cũng được Vĩnh Phúc cắt giảm thời gian giải quyết nhằm tăng thêm sức hấp dẫn đối với tổ chức, doanh nghiệp.
Theo đó, các thủ tục thành lập doanh nghiệp, thủ tục đầu tư được Vĩnh Phúc giảm thời gian giải quyết từ 30-50%. Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không cần phải có văn bản xác nhận vốn pháp định và chứng chỉ hành nghề; giảm thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp xuống dưới 3 ngày làm việc (trước đây là 5 ngày); giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh so với quy định.
Nhiều thủ tục hành chính về thuế được rà soát và cắt giảm. Như cắt giảm số lần khai thuế giá trị gia tăng theo tháng xuống khai thuế theo quý; bãi bỏ bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra trong hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng; cắt giảm thời gian kiểm tra trước hoàn thuế giá trị gia tăng tại trụ sở người nộp thuế từ 60 ngày làm việc xuống còn 40 ngày làm việc; cắt giảm thủ tục hành chính để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước từ 537 giờ/năm xuống còn 117 giờ/năm.
Hiện 100% thủ tục hành chính về các lĩnh vực ngân hàng ở Vĩnh Phúc cũng được tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa”. Tích cực đổi mới phương thức, lề lối làm việc của cán bộ, công chức đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đến giao dịch.
Vĩnh Phúc cũng đặc biệt chú trọng xây dựng và vận hành chính phủ điện tử. UBND tỉnh đã phê duyệt chủ chương đầu tư dự án triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 gồm 34 dịch vụ công cấp tỉnh, 4 dịch vụ công cấp huyện và 4 dịch vụ công cấp xã để triển khai thực hiện trong năm 2017-2018. Cổng thông tin đối thoại doanh nghiệp - chính quyền cũng có gần 80.000 lượt truy cập, với 264 thành viên với 409 câu hỏi do các tổ chức, doanh nghiệp gửi đến.
Quyết tâm vào top 10 bảng xếp hạng PCI
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, kết hợp nhiều giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, giai đoạn 2016 - 2017 tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc bình quân đạt 8,14%/năm; quy mô nền kinh tế đến năm 2017 đạt 85,64 nghìn tỷ đồng.
Vĩnh Phúc thu hút đầu tư DDI đạt trên 26.000 tỷ đồng; thu hút FDI đạt 0,82 tỷ USD; số lượng doanh nghiệp dân doanh đăng ký trên địa bàn tỉnh lên đến hơn 9000 doanh nghiệp.
Trung tâm HHC hoạt động hiệu quả, bộ máy hành chính được sắp xếp tinh gọn, nhẹ gánh, thủ tục đầu tư, kinh doanh được rút gọn… giúp Vĩnh Phúc nhận được sự hài lòng cũng như niềm tin của người dân, tổ chức và đặc biệt là các doanh nghiệp.
Ông O-Sung Kwon, Tổng Giám đốc một công ty Hàn Quốc đầu tư dự án sản xuất máy văn phòng cao cấp ở Vĩnh Phúc, chia sẻ, “Tỉnh Vĩnh Phúc hội tụ các điều kiện mà chúng tôi cần: Lãnh đạo tỉnh rất năng động, thân thiện và luôn ủng hộ các nhà đầu tư; vị trí địa lý và giao thông của tỉnh rất thuận lợi; hạ tầng cho đầu tư khá đồng bộ; nền đất cứng giảm chi phí xây dựng công trình; các cơ quan chuyên môn của tỉnh hỗ trợ nhà đầu tư rất nhiệt tình; thủ tục hành chính về đầu tư đơn giản và được giải quyết nhanh chóng theo cơ chế một cửa liên thông; nguồn lao động trẻ, dồi dào, dễ tuyển dụng;…”
Trong giai đoạn nước rút thực hiện mục tiêu vào top 10 cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Vĩnh Phúc đang tập trung cao độ triển khai Đề án cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh giai đoạn 2016-2020. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng chính là việc nâng cao hiệu quả, vai trò của trung tâm hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện, tạo sự minh bạch, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn, bình đẳng.
Diệu An