您的当前位置:首页 >Cúp C1 >Lý do Mỹ chưa thể khiến Ấn Độ sớm ‘chia tay’ vũ khí Nga_lichthidaubongda vn 正文

Lý do Mỹ chưa thể khiến Ấn Độ sớm ‘chia tay’ vũ khí Nga_lichthidaubongda vn

时间:2025-01-22 16:30:29 来源:网络整理编辑:Cúp C1

核心提示

Tin thể thao 24H Lý do Mỹ chưa thể khiến Ấn Độ sớm ‘chia tay’ vũ khí Nga_lichthidaubongda vn

Ấn Độ hiện là quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. TheýdoMỹchưathểkhiếnẤnĐộsớmchiatayvũkhílichthidaubongda vno dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, Ấn Độ đã mua hơn 60 tỷ USD vũ khí trong 20 năm qua, mà trong đó 65% tương đương gần 39 tỷ USD là từ Nga. Tuy nhiên, hầu hết thương vụ mua vũ khí quy mô lớn của New Delhi hiện nay đều bao gồm các điều khoản về sản xuất chung, hoặc chuyển giao công nghệ.

Giới chức quốc phòng Ấn Độ cho biết chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine đang làm gián đoạn hoạt động cung ứng, khiến New Delhi phải tìm cách đa dạng hóa nguồn cung, hoặc thay thế bằng các sản phẩm nội địa. Đây là lý do Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh tuyên bố Ấn Độ dự định sẽ mua 100 tỷ USD vũ khí từ các nhà sản xuất trong nước trong 10 năm tới. 

Tiêm kích MiG-29 do Nga sản xuất hoạt động trên tàu sân bay INS Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ. Ảnh: Reuters

Trong chuyến thăm tới Washington hồi tháng Sáu của Thủ tướng Narendra Modi, Ấn Độ đã cho công bố các thương vụ mua thiết bị quốc phòng giá trị lớn từ Mỹ như đơn đặt hàng trị giá hơn 1 tỷ USD để mua động cơ cho máy bay chiến đấu. Một thỏa thuận trị giá 3 tỷ USD cho máy bay không người lái (UAV) MQ-9B SeaGuardian cũng đang được hai nước thảo luận.

Theo hãng tin Reuters, ông Eric Garcetti, đại sứ Mỹ tại Ấn Độ, cho biết Washington trước đó chỉ "nói suông", nhưng nay đã nới lỏng khả năng tiếp cận công nghệ quân sự của Mỹ cho Ấn Độ. Tuy nhiên, động thái này chưa đủ để chấm dứt sự phụ thuộc của Ấn Độ vào Nga, bởi Mỹ có những quy tắc nghiêm ngặt về hoạt động chia sẻ công nghệ quân sự. 

Cùng quan điểm, ông Arzan Tarapore, một chuyên gia an ninh Ấn Độ tại Đại học Stanford, cho biết các thỏa thuận được công bố trong chuyến thăm của ông Modi tới Mỹ "không đủ để thể hiện sự chuyển hướng của Ấn Độ khỏi Nga".

“Bước thay đổi lớn khỏi nước Nga sẽ phải mất hàng thập kỷ”, ông Tarapore nói. 

Dù Ấn Độ là thành viên của liên minh QUAD với Mỹ, Nhật Bản và Australia. Song liên minh này dường như nhưng không thể thay thế mối quan hệ hàng thập kỷ giữa Nga - Ấn.

Ông Derek Grossman, nhà phân tích quốc phòng của Rand Corporation, cho biết Mỹ sẽ luôn thận trọng trong việc chia sẻ công nghệ và phần cứng quân sự với Ấn Độ, vì nghi ngờ "điều này có thể giúp ích cho Nga theo một cách nào đó". 

Nga chậm giao vũ khí

Vấn đề hiện nay đối với Ấn Độ là cuộc chiến của Nga ở Ukraine đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng cung cấp vũ khí và thiết bị của Moscow.

Lực lượng không quân Ấn Độ gần đây đưa ra thông báo Nga sẽ trì hoãn việc cung cấp phụ tùng thay thế cho các tiêm kích Sukhoi Su-30 MKI và MiG-29. Một hạng mục quan trọng được cho là 2 trong số 5 hệ thống phòng không S-400 của Nga mà Ấn Độ đặt mua với giá gần 5,5 tỷ USD vào năm 2018, cũng bị trì hoãn chuyển giao. 

Giới chức quốc phòng Ấn Độ cho biết thêm, Ấn Độ đang mong nhận được 2 tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân từ Nga trong vài năm tới, nhưng khả năng có thể bị trì hoãn.

Những vấn đề trên càng khiến Ấn Độ quyết tâm giảm sự phụ thuộc vào Nga. Đây là lý do New Delhi đang mua máy bay chiến đấu của Pháp, UAV của Israel, động cơ phản lực của Mỹ, và khả năng cả tàu ngầm của Đức. 

Theo thời gian, những giao dịch trên sẽ giúp giảm tỷ lệ phụ thuộc của Ấn Độ vào công nghệ quân sự của Nga. Song các quan chức Ấn Độ cho biết, điều này sẽ mất ít nhất là 20 năm.  

Mỹ và Ấn Độ khởi động dự án hợp tác quốc phòng

Mỹ và Ấn Độ khởi động dự án hợp tác quốc phòng

Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ và Ấn Độ đã khởi động một dự án chung nhằm tăng cường hợp tác trong ngành công nghiệp quốc phòng.