TheáoviêntrúngtuyểnvịtríhiệuphóTHPTởquả bóng đá ngoại hạng anh hôm nayo đó, ông Phạm Hải Dương - giáo viên Trường THPT An Nghĩa, huyện Cần Giờ - trúng tuyển vị trí Phó hiệu trưởng Trường THPT An Nghĩa.
Bà Đoàn Thị Kim Dương - giáo viên Trường THPT An Nhơn Tây, huyện Củ Chi - trúng tuyển vị trí Phó hiệu trưởng Trường THPT An Nhơn Tây.
Bà Trần Mỹ Ngọc - giáo viên Trường THPT Quang Trung, huyện Củ Chi - trúng tuyển vị trí Phó hiệu trưởng Trường THPT Quang Trung.
Trước đó, cuối tháng 9 vừa qua, Sở GD-ĐT TP.HCM lần đầu tiên thông báo thi tuyển 3 vị trí phó hiệu trưởng của 3 trường THPT ở ngoại thành. Đã có 14 giáo viên nộp hồ sơ ứng tuyển, trong đó có 12 ứng viên đủ điều kiện thi tuyển.
Sau vòng 1 thi viết, 11 người có kết quả là Đạt(từ 50/100 điểm trở lên) và tiếp tục tham dự vòng thi trình bày đề án, trả lời chất vấn của hội đồng thi tuyển.
Phần thi trình bày đề án có thời gian tối đa 30 phút và chất vấn từ 30-40 phút. Ứng viên đánh giá thực trạng, phân tích những mặt mạnh, hạn chế, nguyên nhân của đơn vị sử dụng chức danh thi tuyển; dự báo xu hướng phát triển, đề xuất kế hoạch, giải pháp; chương trình hành động thực hiện kế hoạch, giải pháp nếu được bổ nhiệm vào chức danh thi tuyển...
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, đây là lần đầu tiên Sở thực hiện việc tuyển dụng theo hình thức thi tuyển. Lần tuyển dụng ở 3 trường THPT này là kỳ thi thí điểm cho những giải pháp lựa chọn lãnh đạo quản lý các cơ sở giáo dục.
"Lâu nay, ngành giáo dục thực hiện theo quy trình từ giới thiệu của cơ sở, rà soát, xin ý kiến của các cơ quan quản lý, thống nhất sau đó sở ra quyết định bổ nhiệm. Đó là quy trình rất chặt chẽ, đảm bảo chọn đúng người làm lãnh đạo quản lý cho các đơn vị trường học. Tuy nhiên, việc thi tuyển sẽ giúp có sự cạnh tranh giữa các ứng viên, các thầy cô giáo được quy hoạch" - ông Hiếu nói.
Theo ông Hiếu, trước đây, nếu điều động thì thầy cô than phiền đơn vị xa quá, đi lại vất vả. Còn khi thi tuyển, các ứng viên đã xác định trước trường đó như thế nào, ở đâu, có đặc điểm gì, có phù hợp với điều kiện của mình hay không mới đăng ký dự thi. Do vậy, đến khi trúng tuyển, họ sẵn sàng nhận nhiệm vụ và thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất.
Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM nhấn mạnh hình thức thi tuyển sẽ tạo sự phấn đấu cho các cán bộ quản lý, các thầy cô giáo trong quy hoạch, không còn thái độ chủ quan, ỷ lại với suy nghĩ cán bộ nghỉ hưu thì lực lượng tại chỗ sẽ thay thế.
Việc này cũng đảm bảo tính trung thực, minh bạch, hiệu quả của kỳ thi.
"Sở thực hiện theo quy trình ra đề bảo mật và chặt chẽ. Việc tổ chức tuyển dụng theo hình thức này có thể vất vả hơn, tốn kém hơn, mất thời gian hơn nhưng các thầy cô có cơ hội thể hiện hết năng lực của mình để có vị trí xứng đáng với mong đợi của ngành giáo dục. Từ đó, các trường có lực lượng quản lý đủ mạnh nhằm xây dựng và phát triển giáo dục" - ông Hiếu chia sẻ.
评论专区