Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có bài viết "Chống lãng phí",ĐinhVănMinhLãngphíphổbiếnvàcóthểgâyhạihơnthamnhũbang sep hang bong da anh trong đó khẳng định công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới "rất khẩn trương, cấp bách". VnExpress phỏng vấn TS Đinh Văn Minh, nguyên Vụ trưởng Pháp chế, Thanh tra Chính phủ về nội dung này.
- Qua thực tiễn công tác nhiều năm, ông định nghĩa thế nào là lãng phí?
- Lãng phí là sử dụng quá mức cần thiết các nguồn lực, từ tiền bạc đến thời gian, mà không đạt được hiệu quả tương xứng. Điển hình là các dự án kéo dài, nguồn lực đầu tư không được sử dụng hiệu quả hoặc công trình bỏ hoang.
Đơn giản nhất, lãng phí là khi chúng ta tiêu tốn nhiều hơn những gì cần thiết để đạt được một kết quả. Chẳng hạn như khi công việc lẽ ra chỉ cần một tuần để hoàn thành nhưng kéo dài đến hai tuần. Hoặc khi sản phẩm được làm ra với chi phí rất lớn nhưng chất lượng không đạt yêu cầu.
Tuy nhiên lãng phí không phải lúc nào cũng dễ dàng đo lường bằng con số. Trong nhiều trường hợp, hiệu quả không chỉ thể hiện qua tài chính mà còn là sự hài lòng của người sử dụng, tác động xã hội hay thậm chí là những ảnh hưởng đến môi trường.
- Ông đánh giá lãng phí và tham nhũng khác nhau như thế nào?
- Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "Chống lãng phí" đã trích dẫn lời Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng "tham ô có hại nhưng lãng phí có khi còn hại nhiều hơn". Tôi hoàn toàn đồng tình với nhận định này, vì lãng phí đôi khi phổ biến hơn cả tham nhũng.
Tham nhũng và lãng phí thường đi đôi với nhau, tạo thành hệ lụy nghiêm trọng trong bộ máy quản lý, gây tổn hại đến sự phát triển của đất nước, nhưng là hai vấn đề khác nhau.
Tham nhũng liên quan trực tiếp đến việc cán bộ lợi dụng chức vụ để thu lợi riêng, như nhận hối lộ, chiếm đoạt tài sản nhà nước. Lãng phí, ngược lại, không nhất thiết xuất phát từ động cơ vụ lợi, mà thường là do thiếu trình độ, thiếu trách nhiệm, hoặc cách làm việc hời hợt.