您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

Bà ngoại Hà Nội làm mâm cúng đầy tháng cho cháu, nhiều người trầm trồ_barca vs betis

Ngoại Hạng Anh9人已围观

简介Chị Nguyễn Thị Thuần, 48 tuổi tự tay chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cho cháu.Khi những ngày cuối năm tấ ...

{keywords}
Chị Nguyễn Thị Thuần,àngoạiHàNộilàmmâmcúngđầythángchocháunhiềungườitrầmtrồbarca vs betis 48 tuổi tự tay chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cho cháu.

Khi những ngày cuối năm tất bật đến cũng là lúc chị Nguyễn Thị Thuần, 48 tuổi (Khu đô thị Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội) vừa chuẩn bị xong lễ cúng đầy tháng cho cháu gái đầu tiên của mình.

Bà ngoại trẻ cho biết, con gái lớn của anh chị vừa kết hôn đầu năm thì cuối năm đã có tin vui. Do là con đầu cháu sớm nên kể từ khi em bé ra đời cả gia đình nội ngoại luôn ngập tràn tiếng cười.

Hôm đầy tháng cháu, chị Thuần sang nhà thông gia cùng sửa soạn cúng đầy tháng cho đứa cháu đầu tiên của mình.

“Cúng đầy tháng hay còn gọi cúng mụ là nghi thức truyền thống. Lễ cúng này được thực hiện khi bé tròn 1 tháng tuổi, với mục đích tạ ơn 12 bà Mụ và Đức ông đã đem bé đến nhà, giúp mẹ tròn con vuông. Đây cũng là lễ cúng để trình báo với mọi người, gia tộc, tổ tiên nhà mình rằng một thành viên mới gia nhập gia đình, mong mọi người sẽ cưu mang, che chở. Với ý nghĩa đó, là bà ngoại của cháu, mình cùng mọi người trong gia đình cũng sửa soạn lễ cúng đầy tháng cho con được đầy đủ nhất”, chị Thuần nói.

{keywords}
Mâm lễ đầy tháng bà ngoại chuẩn bị tươm tất cho cháu.

Để chuẩn bị cho lễ đầy tháng cháu, bà ngoại 48 tuổi đã lên danh sách những thứ cần chuẩn bị từ trước đó 1 ngày. Sau đó, nhằm phòng tránh dịch bệnh Covid-19, chị Thuần gọi điện đặt mua nguyên liệu tại những địa chỉ uy tín và đúng ý chị nhất. Tiếp đến, chị cùng con gái thứ 2 và 1 nhân viên của mình bắt tay vào làm tất cả các món.

“Nghi lễ cúng đầy tháng cho một đứa trẻ tuy không tốn kém nhưng lại rất lích kích vì phải chuẩn bị 3 phần lễ khác nhau là mâm lễ gia tiên, mâm lễ ban Đức ông, mâm lễ 1 bà Chúa và 12 bà Mụ. Nói chung tùy theo mỗi gia đình mà có sự sắm lễ khác nhau nhưng cần sắp xếp gọn gàng, chu đáo nhất thể hiện sự tôn trọng và lòng thành kính đến các vị thần và tổ tiên”, chị Thuần chia sẻ.

{keywords}
 

Mâm lễ đầy tháng chỉ tốn 2,4 triệu đồng mà đầy đủ từ A-Z

Mâm cúng đầy tháng chị Thuần làm cho cháu ngoại gồm những lễ vật và giá tiền nhẩm tính như sau:

- Tiền làm mâm xôi ngũ sắc: 150 ngàn đồng

Để làm 1 mâm xôi ngũ sắc cúng đầy tháng, người phụ nữ này mua 2,5 cân gạo nếp cái hoa vàng ngon, 1 quả gấc, nửa lạng hoa đậu biếc, nửa cân lá cẩm tím, nửa cân lá nếp và 3 lạng đỗ xanh tách vỏ. Tiền để mua các thực phẩm trên hết khoảng 120-150 ngàn đồng tùy nơi bán và tùy từng loại thực phẩm.

- Tiền mua nguyên liệu làm chè trôi nước: 150 ngàn đồng

Để làm chè trôi nước, chị Thuần phải mua nguyên liệu 1 cân bột nếp, nửa cân lá nếp, nửa cân lá cẩm tím, nửa lạng gừng, 0,3 lạng đường thốt nốt với giá khoảng 120-150 ngàn đồng.

“Chừng này nguyên liệu cũng chỉ nặn được khoảng 41 viên trôi nếp thôi. Như vậy cũng đủ 12 bát cho 12 bà mụ (1 bát 3 viên) và 1 bát to (bát 5 viên) cho bà chúa.

- Tiền mua nguyên liệu làm 13 bông hoa hồng thạch 3D: 650 ngàn đồng

Để mâm cúng đầy tháng thêm nổi bật, tận dụng chính sở thích làm bánh thạch 3D của mình, chị Thuần tự tay mua nguyên liệu như rau câu, sữa tươi, sữa đặc và 1 số loại kem chuyên dùng cho dòng bánh cao cấp để làm bánh thạch 3D gồm 12 bông hồng nhỏ và 1 bông hồng to. Tính ra khoảng 50 ngàn đồng/bông bao gồm cả công làm và nguyên liệu.

- Tiền mua thịt quay: 120 ngàn đồng

Để chuẩn bị cho lễ cúng, chị Thuần mua 0,6 cân thịt quay về chia mỗi lạng làm 3 miếng. Ngoài ra, có 1 đĩa to chị để 1 lạng/đĩa.

-Tiền mua nguyên liệu tự đồ xôi gấc: 100 ngàn đồng

Đồ 13 đĩa xôi gấc, chị Thuần phải mua 1,5 cân gạo, 1 quả gấc, 3 lạng đỗ hết khoảng 100 ngàn đồng.

- Tiền mua gà lễ: 250 ngàn đồng

Sáng sớm ngày lễ đầy tháng, chị ra chợ mua 1 con gà lễ đã được làm và luộc sạch sẽ hết khoảng 250 ngàn đồng.

- Tiền mua tiền vàng, đồ mã, hương nến: 250 ngàn đồng

Ngày đầy tháng cháu không thể thiếu chút tiền vàng, đồ mã, hương nến dâng cúng các bà mụ, bà chúa và gia tiên, thần linh trong nhà.

- 12 quả cam canh + 1 quả thanh long: 100 ngàn đồng

- 12 bông đồng tiền + lá cắm lẫn: 50 ngàn đồng

- Mâm ngũ quả: 200 ngàn đồng

- Cau, trầu: Bà ngoại cho

Nhà có sẵn trau cầu nên chị Thuần không phải mua khoản này. Để có mâm cúng đầy tháng đẹp, chị Thuần còn kỳ công ngồi tự tỉa và têm trầu cánh phượng.

- Rượu trắng: 35 ngàn đồng nửa lít

- Cháo trắng: Nhà tự nấu

- 12 lon coca: 150 ngàn đồng

- Hoa hồng ngũ sắc 13 bông: 70 ngàn đồng

- Cua ốc, trạch sống: 50 ngàn đồng

Vào ngày đầy tháng, không thể thiếu cua ốc, trạch sống để phóng sinh. Vì thế chị cũng chọn con to, khỏe, còn sống. Khi làm lễ xong thì mang ra hồ ao thả.

- Bát đũa lễ dùng 1 lần: 50 ngàn đồng

Tổng số tiền tự làm mâm lễ đầy tháng cho cháu ngoại tại gia: 2.355.000 đồng

{keywords}
Mâm lễ đầy tháng với đầy đủ lễ vật, hoa quả tươi ngon do chị Thuần tự làm tại nhà.

Chia sẻ về số tiền “rẻ bèo” làm mâm lễ đầy tháng cho cháu ngoại, người phụ nữ này khẳng định, do dịch bệnh nên buổi hôm ấy chỉ tổ chức ở quy mô rất nhỏ tại gia đình, không mời bất kỳ ai để đảm bảo an toàn.  

“Lần đầu tiên làm đầy tháng cháu, mình khá bối rối không biết sắm sửa như thế nào cho đúng và đầy đủ. Nhưng cứ chuẩn bị dần và cặm cụi làm từ A-Z, mâm lễ đầy tháng cuối cùng cũng đầy đủ lễ vật, lại toàn đồ ngon, tươi và bài trí đẹp, hài hòa nữa. Chụp vài kiểu khoe lên facebook mà bạn bè đồng nghiệp ai cũng khen đẹp mắt, tiết kiệm được 1 nửa so với khi đặt dịch vụ làm sẵn khiến mình vui lắm”, bà ngoại này nói.

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 

Thảo Nguyên

Trang hoàng bàn ăn ngày Tết để bữa cơm sum họp thêm trọn vẹn

Trang hoàng bàn ăn ngày Tết để bữa cơm sum họp thêm trọn vẹn

Tết đoàn viên không thể thiếu vắng hình ảnh mọi người quây quần bên mâm cơm ngày đầu năm, càng ý nghĩa hơn nếu đó là bữa tiệc được trang hoàng và sắp xếp thật đẹp mắt.

Tags:

相关文章



友情链接