您的当前位置:首页 >Cúp C1 >Nhiều bác sĩ TP.HCM tái nhiễm Covid_đội hình sc freiburg gặp fc köln 正文

Nhiều bác sĩ TP.HCM tái nhiễm Covid_đội hình sc freiburg gặp fc köln

时间:2025-01-17 04:00:35 来源:网络整理编辑:Cúp C1

核心提示

Tin thể thao 24H Nhiều bác sĩ TP.HCM tái nhiễm Covid_đội hình sc freiburg gặp fc köln

Bác sĩ L.Q.M,ềubácsĩTPHCMtáinhiễđội hình sc freiburg gặp fc köln công tác tại một bệnh viện Nhi của TP.HCM vừa trải nghiệm cảm giác tái nhiễm Covid-19. Anh đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin Covid-19 và từng mắc bệnh khi tham gia chống dịch tại Bệnh viện Dã chiến vào tháng 8/2021.

Tự tin đã "full giáp" khi tiêm đủ 3 mũi vắc xin và từng là F0, anh không tránh được ngỡ ngàng khi mình đột ngột 2 vạch khi test nhanh. 

“Trải nghiệm lần 2 vẫn đầy đủ các triệu chứng như ho, sốt, đau họng, mệt mỏi. Vì vậy, mọi người đừng nghĩ nhiễm rồi sẽ không mắc lại mà chủ quan”, bác sĩ M. chia sẻ. 

{keywords}
Nhiều người có kết quả dương tính sau khi khỏi Covid-19 khoảng 3 tháng trước.

Anh M. bị sốt, mệt mỏi 2 ngày đầu đến mức nằm bẹp, đặc biệt đau rát họng. Mọi công việc, kế hoạch bị dẹp bỏ hoàn toàn vì không thể gánh nổi.

“Sau khoảng 3 ngày, tôi ổn hoàn toàn, hết triệu chứng nhưng test lại vẫn dương nên hiện tại tôi đang phải cách ly và chưa đi làm trở lại", anh M. nói.

Trong thời gian này, anh M. cũng theo dõi nhiều bệnh nhân thông qua mạng lưới Thầy thuốc đồng hành. Anh cho hay, đợt này Covid-19 lây nhiều, nhanh hơn. Người lớn mắc bệnh có biểu hiện phổ biến là ho và mệt mỏi. Trẻ nhỏ hầu hết sốt cao, thậm chí rất cao đến 40-41 độ trong 2 ngày đầu. Sau đó, giảm dần và hết hẳn.

"Đáng mừng là trong gần 500 F0 chúng tôi theo dõi, rất hiếm có ca nặng, ngay cả người ung thư, tiểu đường, huyết áp cao, 80-90 tuổi vẫn khá ổn", bác sĩ M. cho hay.

Trong khi đó, Hoàng Thọ - một phóng viên tại TP.HCM cũng bất ngờ khi mình trở thành F0 lần 2. Tháng 12/2021, Thọ nhiễm bệnh và vất vả vì các hội chứng liên quan hậu Covid. Đến nay, sau 3 tháng, anh tiếp tục trải qua cảm giác mệt mỏi, nhức người, ho nhiều - dấu hiệu đã nhiễm virus SARS-CoV-2.

{keywords}
Nhiều F0 đã âm tính nhanh chóng mà không cần sử dụng Molnupiravir.

“Khi tôi mệt mỏi, nhiều triệu chứng thì test âm tính. Nhưng khi hồi phục rồi, kết quả cho 2 vạch. Ba ngày sau đó, tôi đã âm tính lại mà chỉ dùng thuốc ho thôi. Bây giờ lo nhất là hậu Covid-19 như thế nào, sợ hơn cả khi mắc bệnh”, anh Thọ nói.

Tái nhiễm đang xuất hiện khá dày tại TP.HCM. Gia đình chị L. có 3 người thì tất cả đều sốt nhẹ, ho, đau nhức người trong 2 ngày. Test nhanh vẫn âm tính khiến chị có phần… sốt ruột.

“Nếu có kết quả dương tính, tôi sẽ nghỉ ở nhà, tránh tiếp xúc và lây cho người khác. Thế nhưng mãi mấy ngày sau mới hiện ra 2 vạch. Tôi rất ngại vì đã gặp gỡ khá nhiều người do yêu cầu công việc. Nhưng xin nghỉ ở nhà trước khi dương tính cũng không đúng”, chị băn khoăn.

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, muốn biết chính xác tái nhiễm hay không và với chủng nào, phải thực hiện giải trình tự gene. Theo Tiến sĩ Hùng, ở giai đoạn năm 2021, Bệnh viện Chợ Rẫy chỉ gặp 2 trường hợp tái nhiễm thật sự. Khi đó, biến thể Delta đang hoành hành. 

{keywords}
 Giải trình tự gene sẽ xác định chính xác F0 tái nhiễm với biến thể virus nào.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Nguyên trưởng khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, nhận định, tình trạng tái nhiễm hiện nay do biến thể Omicron đã tràn lan trong cộng đồng.

“Trước đây, người dân đã nhiễm biến thể Delta, giờ đây nhiễm Omicron. Chúng ta đủ cơ sở nhận định như vậy. Đó cũng là điều bình thường. Phần lớn người nhiễm Omicron có triệu chứng nhẹ, không thêm ca nặng, số tử vong vẫn đang rất thấp”, bác sĩ Khanh chia sẻ.

Theo bác sĩ Khanh, về nguyên tắc, để xác định một ca tái nhiễm phải thực hiện giải trình tự gene để xác định có 2 biến thể khác nhau ở 2 lần nhiễm. Tuy nhiên, việc này phục vụ cho giám sát dịch của giới chuyên môn, người dân không cần phải thực hiện vì vừa tốn tiền vừa mất thời gian.

Các chuyên gia cho biết, sau khi khỏi, cơ thể bệnh nhân sẽ sản sinh ra kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, lượng kháng thể được tạo ra có thể không đủ mạnh hoặc tồn tại không đủ lâu, sau một khoảng thời gian sẽ suy yếu và mất đi. Hoặc kháng thể tạo ra khi nhiễm chủng ban đầu không phù hợp để bảo vệ cơ thể trước chủng mới nên người bệnh tái nhiễm với chủng virus mới.

Ngoài ra, người đã tiêm đầy đủ liều vắc xin vẫn có thể mắc Covid-19, nghĩa là bị nhiễm đột phá. Vắc xin Covid-19 có hiệu quả phòng ngừa trong thời gian nhất định, ngăn diễn tiến nặng hoặc giảm nguy cơ tử vong. Sau thời gian đó, người dân có thể bị tái nhiễm hoặc nhiễm đột phá là dễ hiểu.

Tuy nhiên, dù với biến thể nào, virus SARS-CoV-2 vẫn không thay đổi đường lây và cơ chế lây nhiễm. Do đó, người dân cần thực hiện nghiêm 5K và tiêm ngừa vắc xin theo khuyến cáo của ngành y tế.

Linh Giao

Bệnh nhân tái nhiễm Covid-19 có nguy hiểm?

Bệnh nhân tái nhiễm Covid-19 có nguy hiểm?

Bạn tôi – một nhân viên y tế, nhiễm biến thể Delta vào tháng 12/2021. Tôi cảnh báo, bạn có thể tái nhiễm với biến thể Omicron. Chỉ 63 ngày sau, bạn tái nhiễm Covid một lần nữa!