您的当前位置:首页 >Cúp C1 >Cách mạng tháng Tám: Bước ngoặt lịch sử vĩ đại của dân tộc Việt Nam_bd kq u19 正文

Cách mạng tháng Tám: Bước ngoặt lịch sử vĩ đại của dân tộc Việt Nam_bd kq u19

时间:2025-01-11 12:30:51 来源:网络整理编辑:Cúp C1

核心提示

Tin thể thao 24H Cách mạng tháng Tám: Bước ngoặt lịch sử vĩ đại của dân tộc Việt Nam_bd kq u19

Bài 5: Chín năm làm một Điện Biên…

Cách đây hơn 61 năm,áchmạngthángTámBướcngoặtlịchsửvĩđạicủadântộcViệbd kq u19 dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên một Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược. Chiến thắng Điện Biên Phủ là biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước nồng nàn, chủ nghĩa anh hùng cách mạng và đức hy sinh cao cả của toàn dân tộc đoàn kết một lòng, sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Điện Biên Phủ “đã được ghi vào lịch sử như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa ở thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi, đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc”.

 Sự lãnh đạo tài tình của Đảng

Ngay khi quân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám, được sự hậu thuẫn của quân Anh, chúng đã đề ra kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh. Trong bối cảnh đó, Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính. Nhờ đường lối đúng đắn đó, chúng ta đã huy động được sức mạnh của toàn dân tộc trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao...; đã kiên trì chủ trương đánh lâu dài, biến nhỏ thành lớn, yếu chuyển thành mạnh; phát huy lợi thế, thế mạnh của chiến tranh nhân dân, sức mạnh từ nhân dân. Bộ đội chủ lực của ta lúc đầu còn nhỏ bé, nhưng càng đánh càng được bổ sung lực lượng, vũ khí trang bị, ngày càng lớn mạnh, trưởng thành.

Trong chiến dịch Thu Đông năm 1953-1954, Pháp tập trung tại tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ một lực lượng quân sự lớn với 17 tiểu đoàn bộ binh và lính dù, 3 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng, 1 đại đội xe vận tải có khoảng 200 chiếc và 1 phi đội không quân thường trực 14 chiếc. Số quân lính địch là 16.200 tên, chúng bố trí 49 cứ điểm thành 8 cụm, mỗi cụm là một hệ thống hỏa lực nhiều tầng. 8 cụm cứ điểm chia làm 3 phân khu, phân khu trung tâm gồm 2/3 lực lượng ở ngay giữa Mường Thanh. Hai sân bay Mường Thanh và Hồng Cúm với gần 100 chiếc lên, xuống mỗi ngày có thể vận chuyển khoảng 200 - 300 tấn hàng và thả dù từ 100 - 150 tên địch, bảo đảm nguồn tiếp viện cho quân Pháp trong quá trình tác chiến.

Sau khi phân tích tình hình các chiến trường, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị họp, thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, một trận “quyết chiến chiến lược” giữa ta và địch. Bộ Chính trị nhận định, tuy Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm mạnh, song lại bị cô lập và rất xa hậu phương của địch nên mọi tiếp tế, vận chuyển đều dựa vào đường hàng không. Quyết định của Bộ Chính trị và Chính phủ tập trung tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ đã trở thành ý chí và hành động của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Chiến dịch Điện Biên Phủ được bắt đầu từ ngày 13-3 đến 7-5-1954, chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ ngày 13 đến 17-3-1954; giai đoạn 2 từ ngày 30-3 đến 30-4-1954; giai đoạn 3 từ ngày 1-5 đến 7-5-1954. 17 giờ 30 phút ngày 7-5-1954, ta chiếm sở chỉ huy của địch, tướng Đờ Cát cùng toàn bộ Bộ Tham mưu và binh lính tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ phải ra hàng. Lá cờ “quyết chiến, quyết thắng” của quân đội ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch.

Chứng minh chân lý thời đại

Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi, mang tầm vóc thời đại, góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ của nhân loại; đã chứng minh một chân lý của thời đại: Các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược, nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định thắng lợi. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã thôi thúc và cổ vũ các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh đứng lên đấu tranh tự giải phóng, thoát khỏi ách xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của sự kế thừa, phát huy truyền thống, lịch sử vẻ vang hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm kiên cường, bất khuất của dân tộc ta. Trong thế kỷ XX, truyền thống đó, sức mạnh đó được nhân lên, trước hết nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đảng ta đã đề ra đường lối chiến tranh nhân dân, đường lối kháng chiến đúng đắn - yếu tố quyết định để chúng ta chiến thắng quân đội viễn chinh Pháp - một đội quân thực dân đế quốc nhà nghề, từng chiến thắng và áp đặt sự cai trị ở nhiều nơi trên thế giới.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, của chiến tranh nhân dân, của LLVT nhân dân, trong đó Quân đội nhân dân Việt Nam làm nòng cốt, luôn trung thành, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ. Trước Chiến dịch Điện Biên Phủ, quân đội ta đã trưởng thành, lớn mạnh vượt bậc cả về tổ chức, vũ khí, trang bị và cách đánh; đã được rèn luyện, thử thách qua nhiều chiến dịch của 9 năm kháng chiến; đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm thành công cũng như chưa thành công và được vận dụng triệt để trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Qua chỉnh huấn, chỉnh quân và tiến hành tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nên cán bộ, chiến sĩ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ có ý chí quyết tâm rất cao, sẵn sàng chấp nhận gian khổ, hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ.

Chiến thắng Điện Biên Phủ khẳng định, trong chiến tranh, yếu tố con người là quyết định, trong đó nhân tố chính trị tinh thần có vai trò đặc biệt quan trọng và là ưu thế tuyệt đối của chúng ta trước kẻ thù xâm lược. Trước Chiến dịch Điện Biên Phủ, hệ thống tổ chức Đảng trong quân đội được củng cố, cơ quan chính trị các cấp được tăng cường; công tác Đảng, công tác chính trị thực sự trở thành “linh hồn”, “mạch sống” của quân đội. Công tác Đảng, công tác chính trị trong Chiến dịch Điện Biện Phủ đã biến sức mạnh chính trị tinh thần của quân và dân ta thành sức mạnh vật chất to lớn để làm nên chiến thắng vĩ đại, tô thắm truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là thành quả của đường lối chiến tranh nhân dân Việt Nam, sức mạnh của LLVT nhân dân và của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, kết hợp với sức mạnh thời đại. Tiếp nối chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, dân tộc ta đã viết tiếp bản anh hùng ca chói lọi trong thời đại Hồ Chí Minh, lập những chiến công hiển hách “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972, Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, giành nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới 30 năm qua, đưa đất nước ta lên một tầm cao mới, với thế và lực mới, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đánh giá: “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là dấu mốc bằng vàng. Đó là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta, mà cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Chiến thắng Điện Biên Phủ càng làm sáng ngời chân lý của chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại ngày nay: Chiến tranh xâm lược của bọn đế quốc nhất định bị thất bại, cách mạng giải phóng của các dân tộc nhất định thành công”.