Từ thực tế các vụ án nghiêm trọng liên quan đến các hóa chất độc hại,ỦybanThườngvụQuốchộiKiểmsoátchặtchẽkhâumuabánlưuhànhhóachấxem lại trận bóng đá nhiều ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cần phải có quy định kiểm soát chặt chẽ ở các khâu mua bán, lưu hành.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc.
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 37, sáng 12/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Theo Tờ trình của Chính phủ, việc ban hành luật nhằm xây dựng cơ sở pháp lý để đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa chất phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với sự phát triển của ngành công nghiệp hóa chất, quản lý hóa chất, giảm thiểu tối đa rủi ro của các hoạt động hóa chất tới sức khỏe người dân, môi trường, tài sản, xã hội...
Bên cạnh đó, hài hòa hệ thống pháp luật về quản lý hóa chất với quy định của các nước trên thế giới, góp phần tạo môi trường thông thoáng, thu hút đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia, các tập đoàn hóa chất lớn với công nghệ, hệ thống quản lý hiện đại, sản phẩm có giá trị cao trên thế giới mở rộng hoạt động tại Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong giao thương quốc tế, đầu tư sản xuất các sản phẩm hóa chất thiết yếu góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.
Dự thảo Luật gồm 89 Điều, 10 Chương; quy định về hoạt động hóa chất, phát triển công nghiệp hóa chất, hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm, an toàn trong hoạt động hóa chất, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất, quản lý nhà nước về hóa chất.
Theo Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày, Thường trực Ủy ban tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Hóa chất (sửa đổi). Thời gian gửi hồ sơ dự án Luật bảo đảm đúng quy định; đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).
Về tên gọi và phạm vi điều chỉnh (Điều 1), áp dụng pháp luật (Điều 3), giải thích từ ngữ (Điều 4), Thường trực Ủy ban thống nhất với tên gọi là Luật Hóa chất (sửa đổi) bảo đảm tính kế thừa, phát triển Luật Hóa chất hiện hành.
Tuy nhiên, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát phạm vi điều chỉnh để tránh trường hợp quy định quá rộng hoặc liệt kê không đầy đủ, bảo đảm không phát sinh chồng chéo, xung đột với một số luật khác.
Đối với phát triển công nghiệp hóa chất (Chương II), có ý kiến cho rằng, dự thảo Luật chỉ có 6 Điều quy định về phát triển công nghiệp hóa chất là chưa đầy đủ, đề nghị nghiên cứu, bổ sung phù hợp một số nội dung quy định như đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thị trường, nguyên liệu, nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học và công nghệ… trong công nghiệp hóa chất.
Qua thảo luận, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao quá trình chuẩn bị hồ sơ dự án Luật cũng như Báo cáo thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh quan điểm là phải tiếp tục rà soát, thể chế hóa chủ trương xây dựng và triển khai lộ trình cấm sử dụng các loại hóa chất độc hại gây ô nhiễm nguồn nước đã nêu tại Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị; Kết luận số 81-KL/TW ngày 4/6/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên môi trường.
Đây là kết luận quan trọng, đặt ra yêu cầu phải đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng công bằng.
Đối chiếu với các chương, điều, khoản của dự thảo Luật, Chủ tịch Quốc hội nhận thấy, chưa thể hiện rõ những chủ trương này, do đó, đề nghị ban soạn thảo rà soát kỹ lưỡng thể cụ thể hóa trong luật.
Đối với vấn đề quản lý, sử dụng hóa chất cần khuyến khích các doanh nghiệp cải tiến quy trình, công nghệ, chuyển đổi sang các hóa chất ít nguy hại hơn hoặc giảm thiểu sử dụng hóa chất nguy hại; tăng cường kiểm soát, truy xuất nguồn gốc hóa chất, đặc biệt là các hóa chất nhập khẩu; nâng cao nhận thức về giáo dục, tăng cường truyền thông về tác hại, an toàn hóa chất đối với cộng đồng.
Ngoài ra, tăng cường chế tài xử phạt đối với các quy định về hóa chất; áp dụng mức phạt cao hơn đối với các vi phạm nghiêm trọng, gây hậu quả xấu đến sức khỏe con người và môi trường.
Từ thực tế các vụ án nghiêm trọng xảy ra thời gian qua liên quan đến việc sử dụng tràn lan các hóa chất độc hại, nhiều ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cần phải có quy định, chế tài để kiểm soát đặc biệt, chặt chẽ ở các khâu mua bán, lưu hành.
Cho rằng hiện nay còn tình trạng mua bán hóa chất dễ dàng, quản lý chưa chặt chẽ bởi việc mua bán được đặt hàng qua mạng xã hội, như vậy dễ lọt trong khâu quản lý, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Trung tướng Lê Tấn Tới đề nghị nghiên cứu thêm quy định về quản lý hóa chất đặc biệt nguy hiểm, điển hình như chất xyanua./.
Theo TTXVN