TheơichămsócsứckhỏebanđầuchohọcsinhLạngSơlịch thi đấu bóng đá c2o báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng sơn, đến tháng 9/2023, toàn tỉnh có 670 trường học thì 100% trường có phòng y tế, Lạng Sơn có tổng số 464 nhân viên y tế học đường bao gồm cả biên chế và hợp đồng lao động, một số nhân viên y tế kiêm nhiệm nhiều trường, đảm bảo 100% học sinh được khám sức khỏe đầu năm học và theo dõi sức khỏe học đường.
Từ năm 2022, Sở Y tế phổi hợp với ngành giáo dục tập huấn cho các cán bộ y tế trường học về công tác chăm sóc sức khỏe y tế học đường, phòng chống tai nạn thương tích trẻ em, sơ cấp cứu ban đầu cho học sinh, phòng các bệnh truyền nhiễm và tuyên truyền phổ biến kiến thức về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm đảm bảo sức khỏe cho các em học sinh trong suốt quá trình học tại trường.
Trong năm học 2022-2023, các trường học trên địa bàn tỉnh tổ chức khám sức khỏe ban đầu cho các em học sinh. Qua đó, phát hiện hơn 9.000 học sinh bị thấp còi, suy dinh dưỡng, hơn 80.000 học sinh mắc các bệnh về hô hấp, răng miệng, tim mạch… Khi có kết quả kiểm tra sức khỏe ban đầu, nhà trường đã thông báo tới phụ huynh để đưa học sinh đi kiểm tra chuyên sâu hơn qua đó giúp phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Cuối năm học, kết quả kiểm tra sức khỏe cho học sinh cho thấy tỷ lệ mắc các bệnh lý đã giảm đáng kể.
Năm học 2023-2024, các trường trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã có kế hoạch tổ chức các hoạt động tư vấn, truyền thông giáo dục sức khỏe và nâng cao kiến thức phòng, chống bệnh tật học đường, bệnh không lây nhiễm.
Phòng y tế nhà trường đã trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị tại phòng y tế học đường. Các loại thuốc phổ biến như hạ sốt, giảm đau, tiêu hóa, sát khuẩn, băng bó vết thương để học sinh được chăm sóc ban đầu khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Phòng y tế trong trường học còn có có sổ quản lý, sổ theo dõi sức khỏe học sinh và phối hợp với cơ sở y tế trên địa bàn khám sức khỏe cho học sinh.
Căn bệnh phổ biến nhất ở học sinh TP.HCMThừa cân, béo phì, bệnh khúc xạ mắt, sâu răng... là các bệnh học đường phổ biến ở TP.HCM năm 2023. Chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại bệnh trên là thừa cân béo phì với 32,28%.(责任编辑:Cúp C2)