Chùa Yên Ninh (Ninh An,ưgiảđiêntìmcáchđưatrẻbụiđờivềchùacưbảng xếp hạng bóng đá quốc gia hà lan Hoa Lư, Ninh Bình) hơn 20 năm nay đã trở thành chốn đi về của những mảnh đời bất hạnh, không nơi nương tựa.
Ni sư Thích Diệu Nhân (60 tuổi - trụ trì chùa) cho biết, nhiều đứa trẻ ở đây đã trưởng thành, lập gia đình và có cuộc sống hạnh phúc. Trong số đó, 15 người có bằng cử nhân, gần 60 cặp đôi đã kết hôn, nhiều người có bằng cao đẳng….
“Tính đến thời điểm hiện tại, tôi từng nuôi dưỡng, cưu mang khoảng 200 em”, ni sư Diệu Nhân kể.
Ni sư Thích Diệu Nhân. Ảnh: Đỗ Ngọc Hà |
Ni sư từng giả điên, làm bạn với trẻ bụi đời
Một góc chùa Yên Ninh |
Ni sư Thích Diệu Nhân tâm sự, để nuôi dạy những đứa trẻ có quá khứ đặc biệt thành người, bà phải dùng nhiều biện pháp cảm hóa chúng. Bà còn giả điên, tìm cách đưa trẻ bụi đời dưới gầm cầu về chùa cưu mang, dạy dỗ.
Theo dòng ký ức, năm 1995 ni sư Diệu Nhân được bổ nhiệm về chùa Yên Ninh. Trước đó, ngôi chùa không có sư trụ trì, đang xuống cấp, hỏng hóc nghiêm trọng.
Ni sư Diệu Nhân kể, thập niên 90, Ninh Bình còn nghèo, cuộc sống người dân quanh chùa cũng chẳng khấm khá. Hàng ngày, bà phải đi khất thực khắp nơi, vừa xin ăn, vừa tìm hiểu cuộc sống bên ngoài.
Đến khu vực gầm cầu, nơi trẻ bụi đời hay tụ tập, bà chứng kiến nhiều đứa trẻ đói rách, tranh nhau từng mẩu bánh mì.
Những đứa trẻ mới 7 tuổi còn ngô nghê cũng bị quăng vào đời một cách tàn nhẫn. Ở tuổi đó, lẽ ra chúng được chăm sóc, yêu thương nhưng lại trở thành những kẻ hiếu chiến, giẫm đạp lên nhau để tồn tại.
Lòng trắc ẩn khiến ni sư ứa nước mắt. Ni sư nung nấu ý định, đưa các em về nuôi. Bà bàn bạc với một số Phật tử tâm nguyện của mình và được mọi người ủng hộ.
Khoảnh khắc bình yên của vị trụ trì bên những đứa trẻ ở chùa. |
Thế nhưng, tiếp cận các em bằng cách nào? Vì các em thấy người lạ đến gần sẽ lảng tránh. Cuối cùng, ni sư lấy nhọ nồi quệt lên mặt, đội tóc giả, mặc bộ quần áo rách rưới, giả làm ăn mày ra gầm cầu ngồi.
Ni sư quan sát, nghe ngóng tình hình 2 ngày. Ngày thứ 3, bà cầm chiếc bánh mì nóng hổi, bẻ 1 miếng nhai, còn đâu đưa các em. Dần dần, chúng quen thân với người phụ nữ nửa khôn, nửa dại, sẵn sàng chia thức ăn kiếm được cho mình.
Khi tạo được lòng tin với lũ trẻ bụi đời, ni sư nói, sẽ có cách xin ăn ở chùa. Điều kiện bà đưa ra là, chúng không được móc túi, ăn trộm nữa. Bà quyết định rủ chúng về chùa Yên Ninh với lời khẳng định: “Trụ trì đã đồng ý cho mọi người có nơi ở, có cơm ăn”.
3 năm đầu, ni sư sống cảnh “một cuộc đời, 2 số phận”. Ban ngày, bà trong vai người phụ nữ khùng, lang thang khắp nơi, thực chất đi xin ăn, nuôi lũ trẻ. Đêm đến, bà đợi các em nhỏ ngủ say, mới về chùa.
“Tôi vào các nhà hàng, xin họ thức ăn thừa. Ban đầu họ từ chối, còn đuổi đánh nhưng sau thấy mình đến nhiều, không phá phách nên tự động gói đồ cho”, ni sư 60 tuổi nhớ lại.
Thức ăn mang về, không có tủ lạnh, bà phân loại, gói vào trong các túi nilon, buộc dây thả xuống giếng chùa. Cách bảo quản này giữ cho thực phẩm khỏi bị ôi thiu, dùng được cả tuần.
Ni sư cho biết thêm, mỗi lần cải trang, bà đều bôi bẩn mặt mũi để không ai nhận ra. Khi cần giải quyết công việc ở chùa, ni sư cởi bỏ lớp hóa trang, xuất hiện trước mặt các em nhỏ trong bộ quần áo tu hành.
Thế rồi, một ngày, người phụ nữ điên bất ngờ rời đi, không quay trở lại. Lũ trẻ buồn bã mãi cũng nguôi ngoai.
"Lúc này, vai trò của người phụ nữ điên đã hoàn thành, tôi cần quay trở lại là mình để giải quyết các công việc chung", ni sư giải thích.
Giếng chùa - nơi ni sư Diệu Nhân bảo quản đồ ăn những ngày còn đi khất thực. |
Các em không hề phát hiện được ni sư chính là chị "điên" dẫn dắt chúng về chùa. Ni sư Diệu Nhân chia sẻ, lý do khiến bà che giấu thân phận vì những đứa trẻ vốn có hoàn cảnh riêng.
Các em va vấp với đời từ sớm, đến đâu cũng bị xua đuổi nên lòng mang nhiều mặc cảm. Ai tỏ ý thương hại, muốn giúp đỡ, chúng càng phản ứng dữ dội. Bà không muốn các em cảm thấy bị tổn thương lòng tự tôn nên buộc phải làm như vậy.
Mười lăm năm sau, khi những đứa trẻ đó trưởng thành, ni sư mới tiết lộ sự thật. Chúng đón nhận trong sự ngỡ ngàng. Nước mắt tuôn rơi…
Tăng gia sản xuất
Sau thời gian khất thực, bà và phật tử cùng các nhà hảo tâm thành lập Hội tương thân, tương ái, kêu gọi mọi người giúp đỡ. Ai có điều kiện thì góp 1.000 đồng, ai không có thì góp 1 nắm gạo.
Số tiền ủng hộ, ni sư mua 20 cặp lợn giống, phát cho gia đình hội viên chăn nuôi. Các cặp lợn nuôi sinh sản, nhân giống rồi bán, dùng tiền tu bổ, xây chùa. Sau này, ni sư mua thêm 4 con bò cái nhân giống.
Ni sư dành cho những đứa trẻ tình yêu bao la. |
Ngoài nuôi dưỡng trẻ, trụ trì chùa Yên Ninh còn dang tay đón nhận những trường hợp người khuyết tật, người cao tuổi, bệnh tật không nơi nương tựa. Khi số người được cưu mang ngày một đông, ni sư Thích Diệu Nhân xin chính quyền được thuê và khai khẩn ruộng bỏ hoang trước cửa chùa trồng lúa, cuốc đất trồng hoa màu. Lương thực mùa nào thức nấy, ngô, khoai, sắn đầy bồ, phục vụ bữa ăn.
Mỗi bữa cơm, sau tiếng kẻng, mọi người tập trung lại khu nhà ăn, chuẩn bị mâm bát. Bữa cơm là những sản vật nhà chùa trồng cấy được.
Mâm cơm chay là những sản vật nhà chùa trồng cấy. |
Ông Thân - phật tử chia sẻ: "Tôi quê Thái Bình nhưng lên đây làm công quả từ năm 1996, chứng kiến ni sư Thích Diệu Nhân chịu khổ cực, nuôi trẻ từ những ngày đầu. Vất vả, gian nan nhưng lúc nào ni sư cũng lạc quan vui vẻ".
Ông Thân gõ kẻng, báo hiệu giờ ăn. |
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - CT UBND xã Ninh An thông tin: "Việc nuôi dạy trẻ mồ côi, không nơi nương tựa của ni sư Thích Diệu Nhân được địa phương rất ghi nhận. Đây là hành động thiện nguyện, chúng tôi luôn ủng hộ. Từ trước đến nay, phía nhà chùa không xảy ra tình trạng bất ổn, gây mất trật tự an ninh tại địa phương. Nhiều trẻ lớn lên ở chùa đã thành đạt. Các trường hợp được tiếp nhận vào nuôi dưỡng đều được nhà chùa báo cáo lên chính quyền, đăng ký tạm vắng, tạm trú theo quy định pháp luật". |
Ở miền Tây, câu chuyện người bà cưu mang, nuôi nấng 26 đứa trẻ mồ côi, xem các em như cháu nội ruột của mình làm nhiều người xúc động, kính phục.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)