Vợ chồng chị Giang quê ở Kiên Giang,ữngđứatrẻnghèotừquêmắckẹtởthànhphốsoi kèo bóng đá tối nay có 2 con gái, đứa lớn năm nay 10 tuổi, đứa nhỏ mới 3 tuổi. Ở quê không có việc làm, cũng chẳng có nổi miếng đất làm kế sinh nhai, 2 vợ chồng dắt díu nhau lên TP.HCM xin làm công nhân.
Cuộc sống quá chật vật, vợ chồng chị phải gửi con gái lớn về quê nhờ ngoại chăm sóc và lo chuyện học hành. Lương công nhân còm cõi chẳng lúc nào dư dả nhiều, chắt chiu lắm cũng chỉ thỉnh thoảng phụ được vài trăm nghìn đồng.
Một người phụ nữ nhận gói quà hỗ trợ từ Báo VietNamNet |
Khó khăn ập đến khi chị Giang sinh con gái thứ 2 năm 2018, không có người giúp đỡ chăm sóc con nhỏ, lại không tìm được nơi gửi trẻ, chị đành phải nghỉ việc, cả gia đình tằn tiện sống bằng đồng lương của chồng chị, mỗi tháng chỉ khoảng 6 triệu đồng.
Suốt 3 năm nay, vợ chồng chị gần như chẳng thể gửi về quê một đồng nào. Đường xá xa xôi, hiếm khi họ được về thăm con. Mùa hè năm nay, cô bé vừa tốt nghiệp tiểu học, hai vợ chồng bàn với nhau đón cả con gái cùng 2 đứa cháu của chị Giang lên thành phố chơi vài ngày.
“Không ngờ mấy đứa nhỏ mới lên được khoảng 1 tuần thì dịch bệnh phải giãn cách xã hội. Nếu biết trước như vậy thì chúng tôi thà nén nỗi nhớ con, chứ giờ khổ quá”, chị Giang buồn rầu.
4 tháng ròng, 6 người trong gia đình chị cùng chen chúc trong căn phòng trọ chật cứng, ăn uống tạm bợ. Dù địa phương và các nhà hảo tâm thỉnh thoảng có hỗ trợ cho ít gạo, rau, lốc sữa, nhưng chẳng thấm tháp là bao.
“Khu này toàn công nhân và lao động tự do, thất nghiệp nhiều tháng nay rồi. Tiền hỗ trợ 1,5 triệu đồng cũng cạn từ lâu, ai cũng khó khăn nên xin được gì chúng tôi chia nhau, chứ không ai dư dả mà giúp thêm”, chị Giang cho hay.
Suốt thời gian giãn cách xã hội, người dân xóm trọ cũng lên mạng xã hội để xin sự hỗ trợ, nhưng hiếm khi được hồi âm. Vô tình được kết nối đến chương trình Tiếp sức đẩy lùi đại dịch cùng VietNamNet, chị Giang khẩn khoản nhờ giúp đỡ.
Ngày cả 10 phòng trọ nhận được gói thực phẩm hỗ trợ, ai cũng ngạc nhiên và vui mừng. “Thịt, rau củ tươi ngon lắm, lại còn có cả sữa cho tụi nhỏ”, chị Giang hồ hởi. Lâu lắm mới có thịt, ai cũng dè xẻn để dành cho con.
Dù phần quà nhỏ chẳng thể giải quyết được lâu dài cho gia đình chị, nhưng đã góp phần để họ có thêm tinh thần chiến đấu với “giặc dịch”.
Hiện tại, điều mà chị Giang lo lắng là mấy đứa nhỏ tựu trường nhưng vẫn đang bị mắc kẹt trên thành phố. Nếu có học online, anh chị cũng chẳng đủ máy móc thiết bị cho các con, cháu.
"Giờ cũng chỉ đành đến đâu hay đến đó thôi", chị tâm sự.
cg4.jpg |
Những phần quà tuy chẳng thể giúp người dân chiến đấu lâu dài với đại dịch nhưng lại là nguồn động viên tinh thần lớn |
Với mong muốn giúp đỡ cho những hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật giữa vòng vây đại dịch, Báo VietNamNet tiếp tục chương trình Tiếp sức đẩy lùi dịch đại dịch cùng VietNamNet. Rất mong có thể đồng hành cùng Quý Bạn đọc hảo tâm, san sẻ tấm lòng thơm thảo.
Bạn đọc đang gặp khó khăn; các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp muốn tham gia chương trình tiếp sức, xin liên hệ với toà soạn theo cách sau:
Gọi đến tổng đài 19001081(8h-20h mỗi ngày), hoặc gửi thông tin hoàn cảnh đến email: [email protected] để đăng ký.
Báo VietNamNet sẽ phối hợp cùng chính quyền địa phương xác nhận và tìm phương án hỗ trợ phù hợp nhất.
Với vai trò là cầu nối, Báo VietNamNet rất mong Quý bạn đọc hảo tâm, các Doanh nghiệp, Tổ chức sẽ cùng đồng hành với chương trình và san sẻ tình thương với đồng bào.
Quý nhà hảo tâm có thể ủng hộ theo 2 hình thức: Chuyển tiền qua tài khoản của Báo VietNamNet và ủng hộ hiện vật là lương thực, nhu yếu phẩm, máy móc, trang thiết bị y tế.相关文章:
相关推荐:
0.3099s , 6603.34375 kb
Copyright © 2025 Powered by Những đứa trẻ nghèo từ quê 'mắc kẹt' ở thành phố_soi kèo bóng đá tối nay,PhongThuyBet