- Kể từ khi xuất hiện tại thị trường di động Việt Nam,ảtrướckíchhoạtsẵnTiệnlợinhưngnhiềuhệlụtỷ số trận arsenal hình thức thuê bao di động trả trước đã tạo nên sự đột phá về số lượng thuê bao nhờ sự tiện lợi, nạp tiền bằng thẻ cào, tạo nên sự phát triển mạnh mẽ cho thị trường viễn thông. Nhưng khi các nhà mạng cạnh tranh thái quá đã dẫn tới vấn nạn SIM trả trước kích hoạt sẵn, gây khó khăn trong quản lý thông tin thuê bao.
SIM trả trước kích hoạt sẵn được bán công khai, người tiêu dùng có thể mua dễ dàng mà không phải xuất trình bất kỳ giấy tờ tùy thân nào. |
Hệ lụy khôn lường của SIM trả trước kích hoạt sẵn
Trong những năm gần đây, việc các nhà mạng chạy đua khuyến mại để tranh giành thuê bao đã dẫn đến hệ quả là người dùng di động thay SIM liên tục để hưởng khuyến mại thay vì nạp thẻ cào. Tình trạng này vô hình chung gây ra lãng phí tài nguyên kho số viễn thông. Hậu quả là các nhà mạng bị “cháy kho số” di động 10 số, dẫn tới việc phải xin cấp thêm đầu số thuê bao 11 số, khiến việc quản lý đầu số di động trở nên phức tạp hơn.
Không chỉ làm “cháy kho số”, việc chạy đua khuyến mại SIM trả trước còn dẫn tới hệ lụy là vấn nạn SIM kích hoạt sẵn, khai sai thông tin chủ thuê bao. Các đại lý tự kích hoạt SIM dẫn tới việc rất nhiều SIM trả trước có thông tin thuê bao trùng nhau hoặc không chính xác. Trong khi đó theo quy định về dịch vụ viễn thông, mỗi cá nhân chỉ được sở hữu tối đa 3 số thuê bao trên cùng 1 mạng di động.
Chỉ vì muốn tiện lợi trước mắt, sự thiếu ý thức của người mua SIM kích hoạt sẵn đã vô tình tiếp tay cho hành vi sai trái của đại lý bán SIM và nhà mạng, dẫn đến những hệ lụy lâu dài như tình trạng loạn thông tin thuê bao trả trước hiện nay. Chính các SIM kích hoạt sẵn này là nguồn gốc của vấn nạn tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo. Do thông tin thuê bao bị khai sai nên việc truy tìm thủ phạm phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo để xử phạt trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Việc khai thông tin thuê bao không chính xác trong thời gian dài còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh và trật tự an toàn xã hội. Cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn hơn khi điều tra các cuộc gọi nặc danh, tống tiền, lừa đảo, các vụ trộm cước viễn thông quốc tế… do tội phạm đều sử dụng SIM rác kích hoạt sẵn.
Để khắc phục thực trạng này, công tác kiểm soát độ chính xác thông tin chủ thuê bao khi đăng ký kích hoạt SIM mới cần được chấn chỉnh và thực hiện chặt chẽ, đồng thời tiến hành thu hồi, loại bỏ các SIM đang lưu hành nhưng đăng ký sai thông tin thuê bao. Các nhà mạng phải trực tiếp chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin thuê bao, thay vì ủy quyền hoàn toàn cho các đại lý bán lẻ như hiện nay. Người sử dụng cũng cần nâng cao ý thức trách nhiệm vì lợi ích chung của cả cộng đồng, không tiếp tay cho việc mua bán SIM kích hoạt sẵn còn tồn đọng trên thị trường.
Bán SIM kích hoạt sẵn để “đua” tăng trưởng thuê bao
Tình trạng các đại lý bán lẻ cung cấp SIM kích hoạt sẵn xuất phát từ việc nhà mạng chạy đua về tăng trưởng thuê bao mới. Trong giai đoạn 2005-2010, trước sự phát triển mạnh mẽ về thuê bao trả trước của Viettel, hai “ông lớn” của thị trường di động lúc đó là VinaPhone và MobiFone cũng buộc phải nhảy vào cuộc đua phát triển thuê bao mới bằng hình thức SIM trả trước.
Trong giai đoạn này, các nhà mạng đua nhau hút thuê bao mới bằng việc khuyến mại tặng tiền vào tài khoản khi kích hoạt SIM. Chỉ phải bỏ khoảng 50 ngàn đồng, khách hàng đã mua được SIM trả trước với tài khoản nội mạng nhiều gấp 5-6 lần, thời hạn sử dụng vài tháng tới nửa năm.
Sức ép cạnh tranh giữa các nhà mạng tác động tới cả cấp đại lý bán lẻ SIM. Vì muốn tận dụng giá trị khuyến mại, các điểm bán lẻ SIM đã tự kích hoạt SIM trả trước để dễ bán hơn. Khách hàng mua SIM vừa muốn hưởng khuyến mại, vừa muốn bỏ qua các thủ tục đăng ký thông tin thuê bao cho đỡ mất thời gian nên dễ dàng chấp nhận mua các SIM kích hoạt sẵn này (còn gọi là SIM rác) về dùng, hết tài khoản là vứt đi để mua SIM khác.
Đa phần người tiêu dùng ham rẻ và thích khuyến mại do đó đã chuyển sang dùng song song 2 số điện thoại, một chuyên để nghe, SIM còn lại dùng để gọi thì thay mới liên tục để được nhiều khuyến mại.
Nhìn lại "vai trò lịch sử" của SIM trả trước
Có thể nói sự phát triển mạnh mẽ của thị trường di động Việt Nam có dấu ấn của dịch vụ viễn thông di động trả trước (còn gọi là SIM trả trước). Dịch vụ này có ưu điểm là giúp nhà mạng dễ quản lý (không phải đi thu tiền cước) và lại được thu tiền trước, người sử dụng dễ quản lý chi phí sử dụng dịch vụ, nên cả nhà mạng và người sử dụng đều có xu hướng thích dùng hình thức trả trước. Các doanh nghiệp viễn thông di động do đó cũng thúc đẩy phát triển thuê bao trả trước hơn so với thuê bao trả sau.
Thị trường viễn thông trong nước được mở cửa, xóa bỏ độc quyền trong giai đoạn 2004-2005 chủ yếu nhờ vào việc cơ quan Nhà nước (trực tiếp là Tổng cục Bưu điện, Bộ BCVT trước đây, nay là Bộ TT&TT và Chính phủ) đã xây dựng cơ chế, chính sách, tạo môi trường viễn thông cạnh tranh, thúc đẩy phát triển.
Đi đầu trong phát triển hình thức thuê bao trả trước là nhà mạng Viettel, cùng chiến lược giá rẻ, nhắm tới đối tượng người tiêu dùng bình dân. Từ một nhà mạng non trẻ vào thời điểm năm 2005, nhờ chiến lược này, chỉ trong vòng 5-6 năm, Viettel đã có sự tăng trưởng mạnh về số lượng thuê bao và vượt qua hai nhà mạng lớn lúc đó là VinaPhone và MobiFone.
Sự phát triển đột phá của Viettel đã tạo thành thế “chân vạc” của thị trường viễn thông di động trong nước, xóa bỏ thế độc quyền của VNPT. Ngoài Viettel, nhiều doanh nghiệp khác cũng đã tham gia vào thị trường viễn thông như S-Fone, Vietnamobile, G-Mobile, tạo nên thị trường cạnh tranh thực sự, mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng.
Để giải quyết triệt để vấn nạn SIM rác, tin nhắn rác, trong tháng 11 vừa qua, Bộ TT&TT đã yêu cầu 5 nhà mạng di động tại Việt Nam ký biên bản cam kết, đồng thời triển khai thu hồi hơn 10,7 triệu SIM kích hoạt sẵn đã đưa ra thị trường. Đây là đợt thu hồi SIM rác lớn nhất từ trước đến nay, được các nhà mạng thực hiện rất nghiêm túc và cùng kiểm tra chéo lẫn nhau để đảm bảo công bằng, khách quan. Trong thời gian tới, Bộ TT&TT cũng sẽ trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Nghị định số 25/2011/NĐ-CP và Điều 30 của Nghị định số 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện. Các nội dung sửa đổi, bổ sung sẽ quy định chặt chẽ hơn về điểm cung cấp dịch vụ viễn thông của nhà mạng, cũng như tăng thêm mức xử phạt đối với các hành vi đăng ký sai thông tin thuê bao, bán SIM kích hoạt sẵn ra thị trường. |
Huy Phong
(责任编辑:Cúp C1)