Thu lớn,ợinhuậnkếchxùtừbảohiểmxecơgiớreal sociedad – celta chi ít
Hiện nay, trên thị trường có nhiều công ty Bảo hiểm cung cấp bảo hiểm xe cơ giới cho người dân, trong đó có thể kể đến một vài cái tên như: Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu Điện (PTI), Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh (BMI), Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC), Tổng Công ty Bảo hiểm Hàng không (AIC), Bảo hiểm Quân đội (MIG), Tổng Công ty Bảo hiểm PVI (PVI), Công ty Cổ phần Bảo hiểm Pijico (PJICO).
Theo thống kê của PV Lao Động cho thấy, hiện nay bảo hiểm xe cơ giới đang đóng góp một phần lớn trong tổng doanh thu các công ty bảo hiểm nói trên.
Đơn cử, báo cáo tài chính đã soát xét 6 tháng đầu năm 2022 của Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh (BMI) cho biết, doanh thu phí bảo hiểm gốc cho loại hình bảo hiểm xe cơ giới đạt 436 tỉ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ và chiếm 18% tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc. Ở chiều ngược lại, BMI đã chi bồi thường bảo hiểm gốc 164 tỉ đồng, tương ứng 48% doanh thu mang về.
Tại Tổng Công ty Bảo hiểm Hàng không (AIC), với 963 tỉ đồng, phí bảo hiểm xe cơ giới thậm chí còn chiếm đến 68% tổng doanh thu phí bảo hiểm của doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 (1.422 tỉ đồng). Trong khi đó, AIC cũng đã chi 339 tỉ đồng (khoảng 35% doanh thu) bồi thường cho bảo hiểm xe cơ giới.
Tương tự, loại hình bảo hiểm xe cơ giới đưa về cho Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) 432 tỉ đồng trong nửa bán niên 2022, tăng 13% so với cùng kỳ và góp khoảng 22% trong tổng số 1.941 tỉ đồng doanh thu phí bảo hiểm công ty đưa về trong kỳ. Thuyết minh báo cáo tài chính đã soát xét của BIC cũng cho biết, với 432 tỉ đồng doanh thu từ bảo hiểm xe cơ giới, doanh nghiệp đã chi 190 tỉ đồng (44% doanh thu) cho chi phí bồi thường bảo hiểm xe cơ giới.
Đối với Bảo hiểm Quân đội (MIG), 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới đạt 757 tỉ đồng, tăng nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2021 và góp 40% vào tổng doanh thu phí bảo hiểm MIG trong kỳ. Phía MIG thông tin, đã dành 351 tỉ đồng chi bồi thường bảo hiểm xe cơ giới, tương ứng 46%.
Thu 500 tỉ đồng, bồi thường 11 tỉ đồng
Theo quy định hiện nay, bảo hiểm xe cơ giới là loại hình bảo hiểm dành cho xe ôtô, xe máy, xe tải và các phương tiện giao thông đường bộ khác. Mục đích của bảo hiểm là bảo vệ kinh tế tránh thiệt hại về tài sản hoặc thương tật do tai nạn giao thông gây ra, không phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu xe xảy ra tai nạn.
Như vậy, số tiền chi bồi thường bảo hiểm xe cơ giới sẽ bao gồm cả bồi thường cho cả ôtô và xe máy. Tuy nhiên, qua thống kê có thể thấy, nếu tính một cách cơ học, đa số các doanh nghiệp bảo hiểm sau khi trừ đi chi phí bồi thường đều thu về lợi nhuận rất lớn, ít nhất phải trên 50% từ bảo hiểm xe cơ giới. Đương nhiên đây là phép tính cơ học và con số này chưa chính thức khi chưa giảm trừ theo các chi phí khác như hoa hồng... đi kèm.
Trong khi đó, theo số liệu từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, tính đến 30.6.2022, doanh thu từ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe môtô đạt hơn 545,4 tỉ đồng.
Đáng chú ý, số tiền bồi thường của bảo hiểm bắt buộc xe máy chỉ hơn 11,8 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 2,2%. Đây là số thu lớn nhưng chi rất ít. Năm 2019, tổng doanh thu phí bảo hiểm xe máy bắt buộc lên tới 765 tỉ đồng, trong khi số tiền bồi thường chỉ có 45 tỉ đồng, tức là chỉ bằng 6% doanh thu, thể hiện sự không tương xứng quyền lợi và trách nhiệm giữa người mua bảo hiểm và các doanh nghiệp bán bảo hiểm.
Mới đây, Bộ Tài chính cho biết, không thể bãi bỏ quy định bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với môtô, xe máy (bảo hiểm bắt buộc xe máy) theo ý kiến của cử tri được Quốc hội chuyển đến. Lý do được bộ đưa ra là “việc mua bảo hiểm này cần thiết và đúng quy định pháp luật”.
Thế nhưng, trong khi người dân nghiêm túc chấp hành việc mua bảo hiểm theo quy định thì các doanh nghiệp lại dựng ra một mê hồn trận thủ tục rối rắm để căn cứ vào đó có thể thoái thác trách nhiệm bồi thường theo luật định.
Theo Lao Động
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Bộ Tài chính bác đề nghị bỏ bảo hiểm bắt buộc với xe máyBộ Tài chính cho rằng bảo hiểm bắt buộc TNDS mô tô xe máy nhằm bảo vệ lợi ích và an toàn xã hội chung, phù hợp với xu thế chung của thế giới.