Căn hộ bình dân biến mất ở trung tâm
Bộ Xây dựng vừa công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý II/2021. TheấthiệncănhộtriệumđạigiaHàThànhxuốngtiềntỷtỷ số ngoại hạng anho Bộ Xây dựng, trong quý II/2021, Chính phủ và các Bộ, ngành đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới liên quan đến việc triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng, bất động sản. Trong đó, các chính sách hỗ trợ tài chính cho nhà đầu tư, người dân có nhu cầu mua nhà ở cũng được triển khai khi các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay, đưa ra nhiều gói lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ người dân vay mua nhà.
Ghi nhận trong 3 tháng vừa qua, cả nước có hơn 29.900 giao dịch bất động sản thành công, tăng 18% so với quý trước đó. Riêng tại Hà Nội có hơn 1.000 giao dịch thành công, con số tại TP.HCM là khoảng 3.000 giao dịch.
Giá căn hộ liên tục lập "đỉnh" mới trên thị trường, dự án One Central Saigon (quận 1, TP.HCM) có mức giá bán dự kiến cao kỷ lục, khoảng 650-800 triệu đồng/m2 |
Nhận định về giá nhà ở trong quý II, Bộ Xây dựng cho biết, giá giao dịch nhà ở tại hầu hết địa phương có xu hướng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2020. Nguồn cung vẫn tập trung chủ yếu là nhà ở trung cấp và cao cấp, nguồn cung nhà ở xã hội và giá thấp còn rất hạn chế.
Đối với phân khúc căn hộ cao cấp (có mức giá trên 50 triệu đồng/m2), Bộ Xây dựng thông tin, một số dự án tại Hà Nội và TP.HCM có vị trí đặc biệt, trung tâm với mức giá quảng cáo, chào bán rất cao.
Như dự án One Central Saigon (quận 1, TP.HCM) có mức giá bán dự kiến cao kỷ lục, khoảng 650-800 triệu đồng/m2; dự án The Grand Hàng Bài ở vị trí đất vàng của Hà Nội, với giá chào bán 570-700 triệu đồng/m2; Spirit Of Saigon (quận 1) giá khoảng 400 triệu đồng/m2; Sunshine Venicia Thủ Thiêm giá khoảng 150 triệu đồng/m2; The River Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) giá khoảng 110 triệu đồng/m2.
Trong khi đó, căn hộ bình dân tại các dự án nhà ở thương mại khu vực trung tâm đô thị hầu như không có.
Ghi nhận tại Hà Nội, hiện có một số dự án căn hộ bình dân có giá bán khoảng 28 triệu/m2 ở quận Long Biên, huyện Gia Lâm. Tại huyện Đan Phượng ghi nhận có dự án căn hộ giá 20 triệu/m2.
Hình ảnh hợp đồng được môi giới tiết lộ việc khách hàng mua căn biệt thự diện tích 419m2 với giá 118,9 tỷ đồng tại khu đô thị Ciputra |
Còn tại TP.HCM, dự án ở TP Thủ Đức có giá khoảng 27 triệu đồng/m2, dự án ở quận Bình Tân có giá 24 triệu/m2. Tại Bình Dương, dự án căn hộ bình dân có giá khoảng 26 triệu đồng/m2.
“Căn hộ bình dân có mức giá 25-30 triệu đồng/m2 chỉ xuất hiện tại một số ít các dự án tại khu vực xa trung tâm. Nguồn cung ngày một hạn chế trong khi nhu cầu của người dân vẫn còn nhiều dẫn đến giá bán tiếp tục tăng”, Bộ Xây dựng cho biết.
Biệt thự lâu đài hơn 100 tỷ
Thời gian qua, thị trường bất động sản Hà Nội cũng xôn xao với thông tin rao bán biệt thự tại quận Tây Hồ với giá hơn 100 tỷ đồng.
Một môi giới cho biết, dự án The Lotus Center thuộc giai đoạn 3 của khu đô thị Nam Thăng Long (khu đô thị Ciputra) có tổng có 81 căn biệt thự - liền kề lâu đài tại phân khu BT05 được thiết kế xây 3 tầng - 1 tum, theo lối kiến trúc lâu đài châu Âu do Công ty CP Đầu tư Bất động sản Thanh Trì làm chủ đầu tư. Đơn vị phát triển dự án là Vimefulland thương hiệu bất động sản của Tập đoàn Dược phẩm Vimedimex.
Theo giới thiệu, trong 81 căn biệt thự - liền kề tại dự án này thì có 6 căn biệt thự lâu đài “siêu VIP” thuộc khu BT5C. Trong đó có căn biệt thự diện tích trên khoảng 400m2, giá bán giao động từ 280 triệu đồng mỗi m2 trở lên. Như vậy, để sở hữu một siêu biệt thự trên 400m2 ở đây, khách hàng cần bỏ ra ít nhất hơn 100 tỷ đồng cho một căn biệt thự mới hoàn thiện xây dựng mặt ngoài.
Giá nhà ở đô thị hiện đang cao gấp nhiều lần so với thu nhập của người dân, việc các chủ đầu tư đua nhau đưa ra các dự án có giá bán “trên trời”, không phải là phản ứng có lợi cho thị trường |
Trong khi bảng giá đất ở tại phường Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) giai đoạn 2020 – 2024 mà Nhà nước ban hành cuối năm 2020 thì giá đất ở khu vực này chỉ dao động từ 12 – 29 triệu đồng/ m2. Có thể thấy giá đất tại các biệt thự lâu đài ở khu đô thị Ciputra đang bán với giá cao hơn giá đất ở mà Nhà nước quy định gấp 10 – 20 lần.
Theo tiết lộ của môi giới, với mức giá chào bán hơn 100 tỷ đồng và đã có khách hàng xuống tiền đặt mua đã tạo ra những “đỉnh” mới trên thị trường bất động sản thì giấc mơ nhà ở của nhiều người lao động lại càng trở nên xa vời.
Ngay tại báo cáo này, Bộ Xây dựng cũng thừa nhận, cơ cấu hàng hóa bất động sản tuy đã được điều chỉnh từng bước nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường. Hiện nguồn cung nhà ở trung, cao cấp vẫn chiếm tỷ lệ lớn, trong khi nguồn cung nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội vẫn thiếu so với nhu cầu thực tế.
Không ít ý kiến cho rằng, giá căn hộ thời gian qua tăng chủ yếu do chi phí đất đai, chi phí thủ tục pháp lý và tình trạng khan hiếm nguồn cung nên các chủ đầu tư tranh thủ tăng giá bán.
Sự biến mất của căn hộ bình dân vừa túi tiền không chỉ bởi các nhà đầu tư tập trung phát triển căn hộ cao cấp mà còn nguyên nhân từ việc đẩy giá những căn hộ cùng hạng.
Chuyên gia bất động sản cho rằng, vấn đề đau đầu hiện nay là người mua nhà giá rẻ phải chi nhiều tiền hơn, phải trả mức giá cao hơn nhưng chất lượng nhà cũng chỉ ở mức bình dân.
Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), một dự án ban đầu chỉ bán 30-33 triệu đồng/m2 thì nay được bán với giá 50-55 triệu đồng/m2. Cùng một dự án nhưng giá trung bình bị đẩy lên phân khúc cao hơn khiến người có nhu cầu thực không còn cơ hội.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA cho rằng, việc các chủ đầu tư đua nhau đưa ra các dự án có giá bán “trên trời”, không phải là phản ứng có lợi cho thị trường vì tình trạng kích giá càng rầm rộ sẽ có tác động lây lan trên diện rộng. Theo ông Châu, thời điểm mở bán biệt thự, căn hộ chung cư hình thành trong tương lai dưới mác cao cấp, hạng sang và siêu sang là giai đoạn mà người mua nhà dễ bị lừa dối, dễ bị mua nhầm sản phẩm không đúng như quảng cáo. |
Thuận Phong
Tại TP.HCM thời gian qua, xuất hiện thông tin quảng bá về dự án “bất động sản hàng hiệu” với giá bán trên dưới 500 triệu đồng/m2, dành cho giới rất giàu và siêu giàu trong nước và người nước ngoài.