6 tháng trước,ândungBộtrưởngUkrainekéoBigTechphươngTâybằngmạngxãhộbong da ty le tv Mykhailo Fedorov bay tới Silicon Valley để bàn về quá trình chuyển đổi số của nước mình. Trên Facebook, ông đăng tấm ảnh tay trong tay với CEO Apple Tim Cook tại Palo Alto, ca ngợi ông là “nhà quản lý hiệu quả nhất thế giới”.
Tuần này, Bộ trưởng Chuyển đổi số Ukraine gửi thông điệp đến Tim Cook trên Twitter: Chặn App Store tại Nga.
Khi Nga tấn công Ukraine, ông Fedorov cũng phát động chiến dịch riêng, công khai nhắn nhủ một số hãng công nghệ lớn nhất hành tinh về việc ngắt kết nối Nga với phần còn lại của thế giới. Chưa cần đến luật pháp hay đòn bẩy kinh tế, ông trở thành “đầu tàu” của một ngành mà từ lâu luôn muốn giữ vai trò trung lập trong mọi xung đột chính trị.
Bộ trưởng Chuyển đổi số Ukraine Mykhailo Fedorov. (Ảnh: Getty Images) |
Theo Thứ trưởng Alex Bornyakov, ông Fedorov đã gây sức ép lên khoảng 50 công ty, trong khi ở hậu trường, nhân viên của ông hợp tác cùng mạng lưới các chuyên gia, nhà chức trách Ukraine tại nước ngoài để khiến các công ty hành động. Nó đã chứng minh hiệu quả: Kể từ khi ông Fedorov đăng tweet, Facebook và YouTube đã chặn các cơ quan truyền thông nhà nước của Nga, còn Google vô hiệu hóa vài tính năng trên bản đồ Google Maps để bảo đảm an toàn cho người dân tại Ukraine. Apple cũng thông báo dừng bán sản phẩm tại Nga và gỡ ứng dụng của hai hãng thông tấn Nga, RT và Sputnik News, khỏi chợ App Store trên toàn cầu, trừ Nga.
Emerson Brooking, thành viên cấp cao thuộc Hội đồng Đại Tây Dương, người nghiên cứu về cách sử dụng mạng xã hội trong chiến tranh, nhận xét: “Khả năng thu hút dư luận và quan điểm quốc tế tại các hãng công nghệ của ông ấy thật phi thường”.
Ông Fedorov, 31 tuổi, vận dụng thành công nghệ thuật kêu gọi trực tuyến, thuyết phục được cả doanh nhân gây tranh cãi nhất mạng xã hội – Elon Musk. Những tháng trước, nhóm của ông không thể có được một cuộc gặp với Musk. Tuy nhiên, văn phòng Bộ trưởng đã gửi yêu cầu đến Musk qua Twitter. Bộ trưởng đề nghị CEO Tesla gửi hệ thống Internet vệ tinh Startlink cho Ukraine để giúp người dân nước này duy trì kết nối mạng. Sau đó, Musk đáp lại các vệ tinh đang trên đường. Ông Fedorov cũng cập nhật khi hàng cập bến.
Trước vụ giao tranh giữa Nga – Ukraine, ông Fedorov phụ trách khoảng 250 nhân sự của Bộ Chuyển đổi số Ukraine với mục tiêu đưa nhiều người dân lên Internet hơn, số hóa hộ chiếu, đưa việc làm, doanh nghiệp công nghệ cao đến với đất nước. Ông nhậm chức sau khi giúp Volodymyr Zelensky giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2019. Trong cuộc chiến chống Covid-19, ông cũng hoàn thành khá tốt nhiệm vụ của mình khi cung cấp những công cụ trực tuyến để hỗ trợ mọi người.
Suốt nhiệm kỳ, Bộ trưởng Chuyển đổi số Ukraine thường xuyên đi công tác, gặp gỡ lãnh đạo của những hãng công nghệ hàng đầu. Chẳng hạn, trong chuyến thăm mùa hè năm 2021 đến trụ sở Apple, ông đề nghị CEO Tim Cook mở Apple Store tại Ukraine, giúp sức trong lĩnh vực giáo dục, y tế trong nước. Tài khoản Twitter, Instagram và Facebook của ông nhắc đến các cuộc gặp với quan chức cấp cao của Amazon, Facebook hay Google.
Ngay khi chiến sự nổ ra, ông lập tức liên hệ với Big Tech nhưng với chương trình nghị sự hoàn toàn mới. Từ một địa điểm giấu tên, ông Fedorov và cộng sự điều hành một chiến dịch toàn cầu. Có lúc, họ làm việc trên điện thoại dưới các hầm trú ẩn khi còi báo động hú vang. Ưu tiên hàng đầu của họ khi Nga tấn công là bảo vệ hạ tầng quan trọng trước các cuộc tấn công mạng và dịch vụ công vẫn hoạt động. Song, họ nhanh chóng bắt đầu tính đến việc gây áp lực cho các hãng công nghệ để trừng phạt Nga.
Khi giới công nghệ thay đổi lập trường đối với Nga vào cuối tuần, nhóm của ông Fedorov cũng phản ứng kịp thời. Ngày 28/2, ông cảm ơn Chủ tịch Các vấn đề toàn cầu Facebook, Nick Clegg, vì thực hiện các biện pháp hạn chế truyền thông nhà nước Nga nhưng gọi đây mới là “bước đi đầu tiên”. “Không có chỗ cho chiến tranh trong Metaverse”, ông viết.
Bên cạnh đó, ông còn duy trì áp lực khi so sánh phản ứng của các hãng với nhau. Chẳng hạn, ông đăng tweet ngày 1/3 với nội dung: “Meta đang chuẩn bị chặn đứng Nga. Khi nào đến YouTube”. Một ngày sau, YouTube công bố chặn truyền thông nhà nước Nga tại châu Âu.
Ông Fedorov còn hướng tới cộng đồng tiền ảo, kêu gọi các sàn giao dịch lớn chặn người dùng Nga, hối thúc các công ty thẻ tín dụng lớn ngừng dịch vụ tại Nga. Ngày 3/3, ông tiếp tục khuyến khích “mọi nhà phát triển game” tạm thời chặn tất cả tài khoản của người Nga và Belarus.
Áp lực căng thẳng và dồn dập từ ông Fedorov và chính phủ Ukraine đã giúp họ đi trước Nga trong chiến tranh thông tin, theo ông Brooking. Tài khoản Twitter của Bộ trưởng đã tăng vọt lên gần 200.000 người theo dõi, so với chỉ gần 100 người vào một năm trước.
Một số chính phủ phương Tây và các tổ chức xã hội khác cũng tham gia cùng với ông Fedorov để gây áp lực lên Big Tech. Thượng Nghị sỹ Mỹ Mark R. Warner gửi thư cho các doanh nghiệp lớn để chống lại thông tin sai sự thật, lãnh đạo Liên minh Châu Âu gây áp lực để Big Tech ngăn chặn truyền thông Nga.
Du Lam (Theo WashingtonPost)
Trái với động thái kiên quyết của các ‘ông lớn’ công nghệ phương Tây, Big Tech Trung Quốc vẫn duy trì dịch vụ trên lãnh thổ Nga.