- Theỏcộngđiểmnghềthivàođểkhắcphụchiệntượnglàmđẹphồsơtỷ số bỉo đại diện Bộ GD-ĐT, chủ trương bỏ quy định cộng điểm khuyến khích trong tuyển sinh vào lớp 10 nhằm đảm bảo mục tiêu chọn được đúng học sinh có khả năng tiếp tục học ở cấp THPT, đồng thời khắc phục hiện tượng làm "đẹp hồ sơ".
Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) đã có những chia sẻ về chủ trương bổ sung, sửa đổi quy định điểm ưu tiên, khuyến khích trong tuyển sinh THPT.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng. |
- Ông có thể cho biết những thay đổi trong quy định về điểm ưu tiên, khuyến khích trong dự thảo sửa đổi quy chế tuyển sinh THCS và THPT và vì sao cần có những thay đổi này?
- Dự thảo Quy chế tuyển sinh THCS và THPT ban hành kèm theo Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT ngày 18/4/2014 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 7, theo đó, dự thảo bỏ quy định "Sở GD-ĐT quy định đối tượng và điểm cộng thêm cho từng loại đối tượng được hưởng chế độ khuyến khích".
Thực tế thời gian qua cho thấy, quy định này là một trong những nguyên nhân làm cho số lượng các cuộc thi dành cho học sinh ở địa phương nhiều, chồng chéo, gây áp lực cho học sinh, không nhận được sự đồng tình của xã hội. Trước đó, Bộ GD-ĐT đã có văn bản gửi các địa phương về việc tinh giảm các cuộc thi dành cho học sinh. Thay đổi quy định cộng điểm khuyến khích trong tuyển sinh THPT sẽ là một trong những giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chủ trương tinh giảm các cuộc thi của Bộ.
- Một số phụ huynh, học sinh băn khoăn rằng, việc bỏ điểm cộng thêm kết quả thi nghề phổ thông vào kết quả tuyển sinh lớp 10 sẽ hạn chế động lực học nghề của học sinh. Ông có ý kiến gì về băn khoăn này?
- Việc không giao cho các sở giáo dục và đào tạo quy định đối tượng cộng điểm khuyến khích, trong đó bao gồm cả việc thi nghề phổ thông nhằm đảm bảo mục tiêu chọn được đúng học sinh có khả năng tiếp tục học ở cấp trung học phổ thông, đồng thời khắc phục hiện tượng làm "đẹp hồ sơ", khiến nhiều học sinh chạy theo điểm cộng trong tuyển sinh vào lớp 10, có đăng ký học nghề nhưng thực tế việc học nghề chỉ mang tính hình thức, không thực chất.
Dù không còn điểm cộng trong tuyển sinh vào lớp 10 nhưng kết quả thi nghề của học sinh THCS vẫn được sử dụng để khuyến khích trong việc xét tốt nghiệp THCS theo Quy chế hiện hành tại Quyết định số 11/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/4/2006.
Cũng phải nói thêm, việc quy định cho các địa phương sử dụng kết quả thi nghề phổ thông được cộng điểm khuyến khích để xét tốt nghiệp THCS chỉ là một trong những biện pháp nhằm khuyến khích học sinh học nghề phổ thông, góp phần thực hiện tốt chủ trương giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau THCS, chứ việc cộng điểm khuyến khích không phải mục đích của việc dạy học nghề phổ thông.
Đối với những học sinh học nghề vì mục đích học tập, tìm hiểu để có những hiểu biết, kỹ năng ban đầu về một số nghề phổ biến trong xã hội, phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển nghề nghiệp trong tương lai thì tôi tin, các em vẫn có động lực học tập tốt.
- Liệu các địa phương, cơ sở có kịp thay đổi việc tuyển sinh vào lớp 10 trước những thay đổi của Bộ?
- Chủ trương sửa đổi, bổ sung một số quy định trong quy chế tuyển sinh vào THPT, trong đó có việc bỏ quy định cộng điểm khuyến khích trong Quy chế tuyển sinh đã được dự thảo và đưa lên mạng xin ý kiến rộng rãi từ trung tuần tháng 12 năm 2017. Trong quá trình dự thảo, cùng với việc chỉ đạo tinh giảm các cuộc thi dành cho học sinh, các địa phương cũng đã sớm biết chủ trương của Bộ nên đã có sự chuẩn bị.
- Ông có thể cho biết thời gian ban hành thông tư vì hiện địa phương đang chờ quy chế chính thức để xây dựng phương án thi vào 10?
- Theo quy định, dự thảo Thông tư được đăng trên Cổng thông tin của Bộ GD-ĐT đến hết ngày 18/2/2018. Hết thời hạn đó, Bộ sẽ hoàn thiện dự thảo Thông tư trên cơ sở tiếp thu các ý kiến góp ý để ban hành chính thức.
- Xin cảm ơn ông!
Ông Lê Tuấn Tứ, Giám đốc Sở GD-ĐT Khánh Hòa:Bỏ cộng điểm khuyến khích thi nghề không có nghĩa là bỏ dạy nghề cho học sinh Theo tôi việc bỏ cộng điểm khuyến khích thi nghề phổ thông trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 là hợp lý nhằm tạo sự công bằng cho học sinh trong học tập cũng như thi cử. Theo đó, chất lượng học sinh vào lớp 10 sẽ thực chất hơn. Giả sử Trường THPT A lấy điểm đầu vào là 14 điểm 2 môn. Nếu như trước kia học sinh làm bài thi không đạt được số điểm trên nhưng nhờ có điểm cộng thi nghề nên đã được 14 điểm và trúng tuyển vào lớp 10. Tuy nhiên, nếu bỏ điểm cộng này thì bắt buộc học sinh phải thi và đạt được 14 điểm mới đỗ vào lớp 10. Rõ ràng, nếu xét 2 trường hợp nêu trên thì chất lượng đại trà đầu vào lớp 10 ở trường hợp thứ 2 sẽ tốt hơn. Hơn nữa, cũng phải nhìn thẳng vào sự thật đó là, việc dạy nghề cho học sinh ở bậc THCS còn nhiều hạn chế, nhiều nơi còn hình thức nên không tạo được động lực cho học sinh trong học tập cũng như định hướng nghề nghiệp. Mặt khác, nhiều học sinh chọn thi nghề là vì điểm cộng chứ không phải vì định hướng nghề nghiệp. Vô hình chung việc thi nghề đã trở thành "phao cứu cánh" cho nhiều học sinh vào lớp 10, điều này khiến cho việc thi nghề không còn ý nghĩa như mục tiêu ban đầu. Cũng cần phải hiểu tường minh rằng, bỏ cộng điểm khuyến khích thi nghề không có nghĩa là chúng ta bỏ dạy nghề cho học sinh. Có nhiều cách dạy, cách học khác nhau, các trường có thể tổ chức sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn và đảm bảo chất lượng cao nhất. Ở một khía cạnh khác, tôi cho rằng, cộng điểm thi nghề bằng với số điểm cộng học sinh cấp tỉnh là chưa phù hợp và cân xứng. Không có lý gì mà một em học sinh cấp tỉnh được cộng 2 điểm mà em thi nghề cũng được cộng 2 điểm vào tuyển sinh lớp 10. Hai kỳ thi hoàn toàn khác nhau và chất lượng cũng hoàn toàn khác nhau. Do đó, tôi đồng tình với quan điểm bỏ cộng điểm khuyến khích thi nghề phổ thông trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 nhằm giảm bớt sự chồng chéo giữa các điểm cộng ưu tiên cho học sinh. Ông Đào Đức Tuấn, Giám đốc Sở GD-ĐT Bình Định: Góp phần phân luồng học sinh THCS được tốt hơn Tôi đồng tình với quy định bỏ cộng điểm khuyến khích cho thí sinh khi tuyển sinh vào lớp 10, vì như vậy sẽ tạo được động lực học tập cho các em học sinh. Không còn điểm cộng thi nghề, các em sẽ nỗ lực trong học tập hơn, tránh tình trạng ỷ lại vào điểm khuyến khích, qua đó chất lượng kỳ thi và chất lượng đầu vào của học sinh lớp 10 cũng sẽ tốt hơn. Mặt khác, bỏ điểm cộng thi nghề cũng góp phần phân luồng ngay từ bậc THCS được tốt hơn. Chẳng hạn, học sinh A lẽ ra không đỗ vào lớp 10, nhưng vì có điểm cộng thi nghề nên em đã trúng tuyển. Đặt giả thiết, nếu học sinh A không có điểm cộng, thì có thể em đó sẽ chuyển sang học nghề để phù hợp với năng lực và sở trường hơn mà vẫn có thể học bổ túc văn hóa. Tuy nhiên, vì có điểm cộng nghề nên học sinh A vẫn lên lớp 10, nhưng kết quả học tập sẽ không cao. Cuối cùng sau 3 năm học THPT, em đó vẫn phải đi học ở một trường nghề. Như vậy là rất lãng phí. Vì thế tôi đồng tình với dự thảo quy định bỏ cộng điểm khuyến khích cho thí sinh khi tuyển sinh vào lớp 10 như Bộ GD-ĐT vừa công bố. |
Thanh Hùng
Năm học 2016-2017, nhiều học sinh và phụ huynh ở Nha Trang bất bình vì học sinh giỏi 4 năm vẫn không vào được Trường THPT Lý Tự Trọng vì không có điểm nghề cộng thêm.
顶: 769踩: 6
评论专区