Việc chuyển từ trường lên ĐH không chỉ là câu chuyện của ĐH Bách khoa Hà Nội,ừtrườnglênđạihọcCầngiaiđoạnủmenđểraloạirượumớkết quả bóng đá hôm nay u23 châu á mà còn là chuyện chung của ngành với mục tiêu xác định đổi mô hình hoạt động phù hợp nhất để cơ sở đào tạo phát huy được năng lực và phát triển mạnh mẽ.
Trao đổi với VietNamNet, TS Nguyễn Thị Kim Phụng phân tích, đây không đơn giản là việc chuyển tên cơ sở GDĐH mà là chuyển mô hình hoạt động từ đơn lĩnh vực sang đa lĩnh vực để ĐH có sự phát triển cả chiều rộng về quy mô đến chiều cao về trình độ đào tạo. Qua đó, cơ sở GDĐH xây dựng được lực lượng lớn mạnh, quản trị hiệu quả, thể hiện năng lực tự chủ cao, có khả năng đào tạo, nghiên cứu liên ngành và đảm bảo chất lượng trong mọi hoạt động.
“Để đạt được điều đó, không đơn giản là thay tên gọi như một kiểu 'bình mới' mà cơ sở đào tạo cần có thời gian để đầu tư thực chất, phát triển theo định hướng đã được quy định. Đó là thời gian ủ men để có một thứ “rượu” cũng phải thực sự mới và ngày càng chất lượng, hiệu quả hơn trước”, bà khẳng định.
Cũng theo bà Phụng: “Nói vậy cũng không có nghĩa tất cả các trường ĐH đều phải phát triển thành ĐH mới là tốt. Có những trường nhỏ, đơn lĩnh vực nhưng vẫn luôn khẳng định được chất lượng cao trong mọi hoạt động. Còn nếu phát triển thành ĐH bằng cách tự lớn mạnh (cả chiều rộng, chiều cao trong hoạt động và hiệu quả quản trị, quản lý) hoặc liên kết với các trường khác thành ĐH thì có thể cùng nhau thực hiện được những nhiệm vụ to lớn, mang tính liên ngành và cộng lực để phát triển".
Tự chủ thực chất
Chuyên gia nghiên cứu giáo dục ĐH Phạm Hùng Hiệp nhận định, việc nâng cấp các trường ĐH trước đây theo mô hình đơn ngành thành ĐH đa ngành sẽ nâng quyền tự chủ cho các trường trực thuộc và ĐH sẽ phát triển hơn.
“Việc này được thể chế hóa bởi luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018. Với mô hình này, quyền tự chủ của các ĐH rõ ràng sẽ được nâng cao hơn, đặc biệt các trường, đơn vị trực thuộc”.
“Với cách tiếp cận cũ, có thể việc tự chủ chỉ đến cấp trường ĐH, mức độ tự chủ đến các khoa, viện trực thuộc thì vẫn rất thấp. Song, với mô hình này, các trường trực thuộc ĐH có nhiều quyền tự chủ hơn và đây là tự chủ thực chất”, ông Hiệp nói.
Theo ông Hiệp, ĐH Bách khoa Hà Nội có vị thế rất quan trọng trong hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam, thể hiện qua kết quả đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sự góp mặt trên các bảng xếp hạng quốc tế.
“Việc một trường ĐH khi được nâng cấp thành ĐH rõ ràng sẽ tốt hơn cho trường đó. ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ nâng tầm hơn trong việc hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước. Các trường trực thuộc khi có nhiều quyền tự chủ hơn sẽ năng động hơn. Giảng viên có điều kiện nghiên cứu tốt hơn, kéo theo thu nhập tăng lên. Các trường trực thuộc tự chủ về việc chi những khoản đầu tư cho chương trình, cơ sở vật chất thì sinh viên cũng sẽ được lợi".
Bỏ 'trường', ĐH Bách khoa Hà Nội dùng tên tiếng Anh nào?Tên tiếng Anh của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội trước đây là Hanoi University of Science and Technology, với cách viết tắt quen thuộc là HUST.