Những hoạt động,ổitrẻhuyệnQuảngTrạchtiênphongchuyểnđổisốdự đoán kêt quả bóng đá công trình và phần việc về CĐS của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn huyện đã đem lại hiệu quả thiết thực, có tính ứng dụng cao, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị và tham gia phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương…
Đồng bộ trên các mặt công tác đoàn
Xác định CĐS là xu thế tất yếu, là đòi hỏi khách quan của sự phát triển, thời gian qua, cùng với cấp ủy, chính quyền, tuổi trẻ Quảng Trạch đã phát huy vai trò xung kích, tiên phong trong CĐS.
Công tác CĐS được Ban Thường vụ Huyện đoàn Quảng Trạch đẩy mạnh thực hiện đồng bộ trên các mặt công tác đoàn và phong trào thanh niên.
Tháng 7/2024, Huyện đoàn Quảng Trạch phối hợp với Đoàn xã Cảnh Dương triển khai lắp đặt hệ thống loa phát thanh tự động bằng pin năng lượng mặt trời gắn với nhà phao cứu sinh, biển cảnh báo đuối nước dọc kè biển và sông Roòn ở xã Cảnh Dương.
Công trình hệ thống gồm 7 cụm loa phát thanh tự động bằng pin năng lượng mặt trời được cài thiết bị thông minh để hoạt động tự động, 3 nhà phao cứu sinh, 10 biển cảnh báo đuối nước.
Nhờ được lập trình sẵn, đến khung giờ quy định, máy sẽ tự động phát thanh các nội dung tuyên truyền đã được ghi sẵn trong USB, hoặc kết nối qua bluetooth với điện thoại.
Những thông tin được truyền đi là những nội dung cảnh báo đuối nước, tuyên truyền về bảo vệ môi trường và các thông tin hữu ích của chính quyền địa phương.
Ông Trần Công Thái, thôn Đông Dương, xã Cảnh Dương chia sẻ: “Từ ngày có hệ thống loa phát thanh tự động này, tôi thấy rất hữu ích. Qua hệ thống lao, người dân nắm được những thông tin hữu ích từ chính quyền địa phương, đặc biệt là những thông tin về thời tiết và phòng, chống đuối nước, giúp chúng tôi chủ động trong sản xuất, phòng chống, ứng cứu kịp thời những tình huống tai nạn có thể xảy ra”.
Đoàn xã Quảng Phương là một trong những đơn vị hưởng ứng tích cực công tác CĐS trong thời gian qua. Ngoài đẩy mạnh tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của CĐS trong giai đoạn hiện nay đến ĐVTN, Đoàn xã cũng triển khai hướng dẫn ĐVTN và người dân tham gia cài đặt các ứng dụng hữu ích, như: Các app về thanh toán điện, nước, mua bán online không dùng tiền mặt.
Đặc biệt, lực lượng ĐVTN trong xã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng VNeID và tài khoản định danh mức độ 2.
Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi thực hiện tất cả giao dịch hành chính mà không cần xuất trình các giấy tờ, như: Giấy phép lái xe, bảo hiểm y tế, đăng ký xe, thẻ căn cước công dân…
Bí thư Đoàn xã Quảng Phương Phạm Anh Dũng cho biết, lực lượng ĐVTN trong xã đang tích cực phối hợp với Công an xã hướng dẫn làm thẻ căn cước online cho trẻ em dưới 6 tuổi và nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ căn cước cho trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi qua cổng dịch vụ công. Đến thời điểm này, xã Quảng Phương đã có hơn 60% trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ căn cước.
Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
Chủ động tham gia CĐS đã giúp nhiều ĐVTN trên địa bàn huyện Quảng Trạch ứng dụng công nghệ trong quản lý, sản xuất, bán hàng, bước đầu mang lại hiệu quả cao, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp hữu cơ Thanh Sơn là “quả ngọt” khởi nghiệp của anh Phan Thanh Sơn (SN 1993), ở thôn Pháp Kệ, xã Quảng Phương.
Là người trẻ, với đầu óc nhạy bén, anh Sơn đã rất quan tâm đến CĐS trong quá trình khởi nghiệp.
Hiện tại, nhiều khâu trong quá trình vận hành HTX Nông nghiệp hữu cơ Thanh Sơn đã được số hóa, đặc biệt là kết nối, tiêu thụ sản phẩm.
Các sản phẩm được sản xuất từ cây sen của HTX, như: Trà hoa sen, trà lá sen túi lọc, hạt sen khô nguyên chất, tim sen khô nguyên chất… được bán trên website, facebook, zalo, tiktok và các sàn thương mại điện tử như Shopee…
Qua các kênh này, nhiều khách hàng biết đến sản phẩm của HTX nhiều hơn. Nhờ vậy, hàng hóa của HTX sản xuất ra đều được tiêu thụ hết, có thời điểm sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.
Theo anh Sơn, CĐS sẽ là hướng đi bền vững cho HTX trong thời gian tới.
Sau một thời gian đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản trở về, anh Phan Văn Lộc, thôn Vân Tiền, xã Quảng Lưu đã mạnh dạn đầu tư 500 triệu đồng để xây dựng chuồng trại, đầu tư mô hình nuôi dê gắn chíp, kết hợp trồng cỏ với hệ thống tưới tự động Israel.
Để sản phẩm của trang trại được tiêu thụ hiệu quả, bên cạnh hình thức bán hàng trực tiếp, anh Lộc tận dụng các nền tảng số, như: Zalo, facebook, tiktok... phục vụ nhu cầu thị trường trong và ngoài huyện.
Nhờ tận dụng triệt để các nền tảng online, nhiều khách hàng đã biết đến các sản phẩm của trang trại để đặt hàng và tìm đến mua ngay tại trang trại.
Bí thư Huyện đoàn Quảng Trạch Trương Minh Tuấn cho biết, nhằm chủ động bắt nhịp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, CĐS đang diễn ra mạnh mẽ, Huyện đoàn đã thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo các cấp bộ đoàn trên địa bàn không ngừng nâng cao nhận thức về CĐS.
Trong đó, khuyến khích ĐVTN trong toàn huyện nghiên cứu, ứng dụng có hiệu quả các sản phẩm công nghệ số trong thực tiễn công việc và cuộc sống.
Hiện, Huyện đoàn Quảng Trạch đã chỉ đạo 17/17 cơ sở đoàn thành lập hơn 100 tổ CĐS cộng đồng với hơn 1.000 lượt ĐVTN tham gia.
Các tổ CĐS cộng đồng có nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác CĐS đến người dân, doanh nghiệp trên địa bàn.
Các cấp bộ đoàn và tổ CĐS cộng đồng đang tích cực hỗ trợ ĐVTN và người dân về dịch vụ công trực tuyến, thanh toán điện tử, định danh điện tử, triển khai các điểm tư vấn, hướng dẫn người dân, thanh thiếu nhi cùng cài đặt, sử dụng ứng dụng VneID…; hoàn thành số hóa các di tích lịch sử, điểm đến du lịch qua công trình thanh niên gắn mã QR trên địa bàn…
Cũng theo anh Trương Minh Tuấn, CĐS vừa là cơ hội song cũng là thử thách, đòi hỏi ĐVTN phải nhạy bén trong nắm bắt cơ hội trong khởi nghiệp.
Trong quá trình khởi nghiệp của ĐVTN, tổ chức đoàn sẽ đồng hành, làm cầu nối hỗ trợ về kiến thức, nguồn giống, vốn vay.
Các cấp, ngành có liên quan phối hợp tạo điều kiện hơn nữa về nguồn vốn, cơ chế, chính sách cho ĐVTN khởi nghiệp.
Trong đó, ưu tiên khuyến khích, hỗ trợ các ý tưởng, mô hình, giải pháp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, công nghệ số, ứng dụng khoa học kỹ thuật...
Thời gian tới, Huyện đoàn Quảng Trạch sẽ tiếp tục hỗ trợ ĐVTN tham gia CĐS, tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, kinh doanh.
Đẩy mạnh các hoạt động tập huấn, phổ biến kiến thức quản trị doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm trên sàn giao dịch điện tử, mạng Internet.
Bên cạnh đó, khuyến khích ĐVTN tích cực tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và tập hợp vào các tổ chức giúp nhau lập nghiệp vì mục tiêu: Kiến thức, trí tuệ, làm giàu cho bản thân, làm giàu cho quê hương, đất nước…
Đến nay, các cấp bộ đoàn huyện Quảng Trạch đều đã thành lập trang fanpage của đơn vị. Từ các fanpage này, ĐVTN được cập nhật kịp thời các thông tin về phong trào hoạt động đoàn, những mô hình hay, điển hình tiên tiến, thông tin thời sự; các hoạt động đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch trên không gian mạng; tuyên truyền về các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước. |
Theo PHAN PHƯƠNG(Báo Quảng Bình)