Bất chấp sự co hẹp của dòng tiền,ÔngTrươngGiaBìnhphátngônmạnhvịthếFPTởđâutrênsànchứngkhoámotherwell đấu với celtic các chỉ số vẫn bật tăng tốt ở phiên chiều nay (17/1). VN-Index đóng cửa tăng 6,75 điểm tương ứng 0,54% lên 1.249,11 điểm, tiệm cận ngưỡng quan trọng 1.250 điểm. HNX-Index tăng 1,63 điểm tương ứng 0,74% còn UPCoM-Index tăng 0,69 điểm tương ứng 0,75%.
Trong khi đó, thanh khoản sàn HoSE chỉ dừng ở mức 10.278,75 tỷ đồng tương ứng với 432,98 triệu đơn vị. HNX có 39,89 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 610,43 tỷ đồng và con số này trên thị trường UPCoM là 38,57 triệu đơn vị tương ứng 381,92 tỷ đồng.
Sắc xanh đóng vai trò chủ đạo trong bức tranh thị trường chung. Có tổng cộng 559 mã tăng giá, 45 mã tăng trần trên 3 sàn giao dịch; số lượng mã giảm là 286 mã với 20 mã giảm sàn.
Diễn biến thị trường cho thấy bên cầm cổ phiếu đang tiết cung còn những người cầm tiền vẫn thận trọng trong quyết định mua vào.
Rổ VN30 có 20 mã tăng giá, 7 mã giảm và 3 mã đứng tham chiếu song mức tăng của chỉ số VN30-Index vượt trội hơn so với VN-Index, đạt 10,23 điểm tương ứng 0,79%. Trong đó, cổ phiếu đầu ngành ngân hàng vẫn đang thể hiện tốt vai trò dẫn dắt: HDB tăng 3,7%; TCB tăng 2,3%; CTG tăng 1,1%; VIB, STB, TPB, SSB, SHB, MBB, ACB, VPB, BID cùng tăng giá.
FPT có thời điểm tăng lên 150.100 đồng, kết phiên thu hẹp biên độ, tăng 1,7% lên 149.000 đồng nhưng vẫn là một trong những cổ phiếu ảnh hưởng tích cực nhất lên VN-Index.
Cổ phiếu FPT đang có chuỗi phiên hồi phục sau khi bị điều chỉnh trên vùng đỉnh. Tại sự kiện về công nghệ số diễn ra mới đây (15/1), ông Trương Gia Bình gây chú ý khi đưa ra 3 cam kết liên quan tới đầu tư vào AI.
Với mức tăng của FPT trong phiên hôm nay, giá trị vốn hóa của cổ phiếu tăng 3.677,7 tỷ đồng; quy mô vốn hóa ở mức 219.189,3 tỷ đồng, lọt top 5 mã cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.
Hiện tại, quy mô vốn hóa của cổ phiếu FPT đã vượt qua HPG của Hòa Phát, VHM của Vinhomes, TCB của Techcombank, CTG của VietinBank, MCH của Masan Consummer.
Hôm nay, cổ phiếu ngành hàng hóa và dịch vụ công nghiệp cũng có diễn biến tích cực. TYA tăng trần, GSP tăng 5,6%; QNP tăng 5,3%; PVP tăng 3,1%; APH tăng 2,7%. Nhóm hóa chất khởi sắc với TRC tăng trần, HRC tăng 5,5%, DPR tăng 3,5%, ABS tăng 2,5%, BFC tăng 1,6%, PLP tăng 1,2%, GVR tăng 1,1%, HPR tăng 1%.
Đa số cổ phiếu trong ngành bất động sản tăng giá tốt. HPX và VRC có thời điểm tăng trần trước khi hạ độ cao, lần lượt tăng 6,1% và 5%. HTN tăng 4,5%; TCH tăng 2,9%; HDC tăng 2,1%; SIP tăng 2%; SZL tăng 2%.
Cổ phiếu BSR của Lọc hóa dầu Bình Sơn đánh dấu phiên chào sàn HoSE bằng mức tăng 1,41% lên 21.600 đồng. Đầu phiên mã này "bay cao", tăng lên 22.500 cổ phiếu nhưng lại đóng cửa ở mức giá thấp nhất phiên.
Hành động bán ròng của khối ngoại tiếp tục là điểm trừ. Khối này bán ròng 560 tỷ đồng, tập trung tại FPT với mức bán ròng 140 tỷ đồng.