Báo cáo tại phiên họp lần thứ 13 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng,ùngbướchướngtớiđiềutrịuk88 top chống dịch Covid-19, tổ chức ngày 5/3, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết trong thời gian qua, cả nước đã cơ bản chuyển sang trạng thái quản lý rủi ro theo đúng tinh thần Nghị quyết 128 của Chính phủ. Mặc dù số ca mắc tăng nhưng giảm cả 3 tiêu chí: nhập viện, ca nặng, tử vong. Hệ thống y tế vẫn đang trụ vững, tăng cường năng lực hồi sức và điều trị các ca nặng. "Bộ Y tế đang tiến hành từng bước, hướng tới điều trị Covid-19 như điều trị bệnh thông thường", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói. Theo Bộ trưởng, vắc xin hiện vẫn đặc biệt hiệu quả trong giảm mức độ nặng, ca tử vong và nhập viện, kể cả với biến chủng Omicron. Vì vậy, việc tiêm chủng phải được coi là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, khả năng tái nhiễm của biến chủng Omicron là có nên vẫn phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường và hoàn thành tiêm mũi 3, mũi nhắc lại vắc xin phòng Covid-19 trong tháng 3 này; ưu tiên quản lý nhóm nguy cơ cao; tăng cường năng lực cách ly, điều trị tại nhà... "Đặc biệt, giai đoạn này, việc thực hiện thông điệp 5K + vắc xin + thuốc điều trị và ý thức là rất quan trọng trong công tác phòng, chống dịch", Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh. Vấn đề cung ứng oxy y tế phục vụ công tác điều trị bệnh nhân Covid-19 trên toàn quốc đang tạm thời ổn định. Với thực tế số nhiễm tăng cao, Bộ Y tế đã tiến hành kiểm tra tình hình cung ứng, sử dụng oxy tại Hà Nội, đánh giá các đơn vị cơ bản đảm bảo cơ sở vật chất và cung ứng khí oxy y tế, đáp ứng điều trị. Bộ Y tế đang tiếp tục làm việc với các bộ, ngành để có phương án bình ổn giá trang thiết bị y tế phòng, chống dịch. Bộ sẽ tiếp tục theo dõi tình hình, cập nhật sự biến đổi của virus SARS-CoV-2 để có thể coi bệnh Covid-19 là "bệnh lưu hành" hay như một số chuyên gia gọi là "bệnh đặc hữu" ở thời điểm thích hợp. Kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết các ý kiến đều khẳng định tình hình dịch bệnh vẫn đang trong tầm kiểm soát với số liệu chứng minh cụ thể. Theo đó, so với tháng trước, số ca mắc tăng trên diện rộng nhưng số ca tử vong giảm 47,1%; số ca đang điều trị tại bệnh viện giảm 24,5%; số ca nặng, nguy kịch giảm 43,1%. Tỷ lệ tử vong/số ca mắc của 30 ngày qua là 0,2%, giảm so với tháng trước (1%), ngày 1/2 là 0,9% và ngày 3/3 là 0,1%. Tới ngày 3/3, Việt Nam cơ bản hoàn thành việc tiêm mũi 1 cho các đối tượng từ 18 tuổi, mũi 2 là 98,4% và mũi 3 là 37,4%. Với đối tượng từ 12-17 tuổi, tỷ lệ mũi 1, mũi 2 lần lượt là 98,8% và 93,5%. Hoàn thành các thủ tục để mua 22 triệu liều vắc xin Pfizer tiêm cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi. Sau khi điện đàm với Thủ tướng, lãnh đạo hãng Pfizer đã cam kết cố gắng bàn giao vắc xin chậm nhất trong quý II/2022. Thủ tướng nhấn mạnh, thực tiễn khẳng định vắc xin là "lá chắn" an toàn nhất trong phòng, chống dịch. Tiêm vắc xin sớm hơn, tăng cường mũi thứ 3 sẽ an toàn hơn. Việc bảo đảm thuốc chữa bệnh kịp thời cũng đã góp phần ngăn chặn chuyển nặng, tử vong. Những kinh nghiệm khác là kiểm soát chặt chẽ đối tượng có nguy cơ cao; đề cao ý thức người dân, chấp hành nghiêm 5K; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân tự biết cách phòng, chống dịch; tăng cường lực lượng y tế cơ sở; thực hiện hiệu quả "4 tại chỗ" và tích cực xã hội hóa trong phòng, chống dịch. Người đứng đầu Chính phủ khẳng định, thời gian tới, phải chuẩn bị sẵn sàng cho dự báo diễn biến dịch sẽ tiếp tục phức tạp, khó lường, khó dự báo với biến chủng Omicron; khó khăn, thách thức sẽ nhiều hơn thời cơ và thuận lợi. Thủ tướng yêu cầu tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, cũng không hoang mang, bám sát tình hình để có giải pháp phù hợp; tiếp tục thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh theo Nghị quyết 128 của Chính phủ, từng bước "bình thường hóa" với dịch bệnh Covid-19. Quỳnh Anh Bộ Y tế đề xuất, người phụ trách chuyên môn về dược tại nhà thuốc, quầy thuốc được phép kê đơn cho bệnh nhân Covid-19 hoặc người mua thuốc kháng virus. Cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 ngày 5/3 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Bộ Y tế đề xuất nhà thuốc được phép kê đơn thuốc Molnupiravir