Khi làm việc nhóm,ầnlưuýgìkhidựthitheonhókèo chấp là gì các công việc sẽ được chia thành các nhiệm vụ nhỏ và mỗi cá nhân sẽ phụ trách phần việc phù hợp với năng lực của mình. Do đó, mỗi thành viên trong nhóm sẽ chỉ tập trung làm một phần việc nhất định giúp chất lượng và hiệu suất làm việc cao hơn.
Tuy nhiên, để tối ưu hoá lợi thế cũng như đạt được kết quả mong muốn, học sinh cần có một chiến lược cụ thể. Dưới đây là một số gợi ý từ Ban tổ chức cuộc thi:
Có một mục tiêu chung và hiểu được mục tiêu cá nhân
Khi làm việc nhóm, chúng ta đều đặt ra một mục chung để hướng đến. Đồng thời, mỗi cá nhân có thể có những mục tiêu nhỏ hơn của riêng mình. Điều quan trọng là mỗi người cần hiểu được mục tiêu cá nhân của mình có đóng góp như thế nào vào mục tiêu chung và nắm rõ những gì bản thân chịu trách nhiệm. Mỗi một cá nhân là một mảnh ghép để tạo nên một bức tranh lớn hoàn chỉnh.
Lên kế hoạch rõ ràng
Mỗi khi làm việc nhóm, chúng ta đều cần một kế hoạch được thảo luận và bám sát vào nó để tối ưu hoá hiệu suất. Bản kế hoạch cần được trình bày một cách rõ ràng và được cập nhật liên tục để mọi thành viên có thể nắm bắt tiến độ và yên tâm thực thi nhiệm vụ của mình. Để bám sát kế hoạch hiệu quả, nên sắp xếp thứ tự ưu tiên và khả năng triển khai công việc theo kế hoạch đặt ra một cách nghiêm túc.
Thống nhất phong cách viết và trình bày
Khi thực hiện một bài dự thi có sự đóng góp của nhiều người, cần định hình phong cách viết và trình bày ngay từ đầu để tạo ra được sự thống nhất xuyên suốt các phần của bài dự thi. Việc có một bài dự thi nhất quán các phần sẽ giúp hội đồng chấm nắm bắt dễ hơn hình ảnh và tư tưởng mà cả nhóm thể hiện.
Liên tục trao đổi và lắng nghe với thái độ cởi mở
Dù có một kế hoạch phân công nhiệm vụ rõ ràng nhưng chúng ta vẫn cần liên tục cập nhật tiến độ và tình hình của đồng đội. Trong quá trình làm bài có thể sẽ không tránh khỏi những lúc gặp phải vấn đề, từ lúc lên ý tưởng cho đến giai đoạn hoàn thiện; việc kịp thời chia sẻ khó khăn với các “chiến hữu” sẽ giúp vấn đề được giải quyết nhanh chóng, từ đó tiến độ của cả nhóm sẽ được đảm bảo. Mỗi cá nhân cũng có thể tìm kiếm những góp ý ngay trong lúc làm “nhiệm vụ”, từ đó cả nhóm có thể nắm bắt được tình hình chung và nhận ra được vấn đề từ sớm (nếu có).
Kiểm tra, đóng góp và hoàn thiện
Tất cả các công đoạn đã hoàn tất và chỉ còn bước cuối là bài dự thi sẽ được gửi đi, tuy đã đến lúc thở phào nhẹ nhõm vì giai đoạn vất vả hơn đã qua nhưng không nên chủ quan ở bước cuối cùng này. Mỗi một thành viên hãy dành ra chút thời gian để đọc lại bài dự thi một lần từ đầu đến cuối, sẽ thật tiếc nếu chúng ta nhận ra một lỗi sai nào đó sau khi đã gửi bài đi. Không chỉ bài dự thi, thông tin trên Phiếu đăng ký cũng cần được kiểm tra lại thật kỹ để tránh những sai sót về sau.
Thế Định