Trong các cuộc trò chuyện với trẻ em về an toàn trên mạng,điềuthanhthiếuniêncầnchamẹlắngngheđểbảođảmantoàntrênmạkeobongda TikTok đã lắng nghe và rút ra 5 quy tắc do chính các em chia sẻ. Dưới đây là những mong muốn mà trẻ em muốn được những người giám hộ của mình hiểu được.
Trẻ em cần được giám sát một cách khéo léo trên mạng. (Ảnh minh hoạ: Kaspersky) |
Giúp con hiểu các quy tắc
Thanh thiếu niên không kỳ vọng người lớn thông thạo cách dùng mọi nền tảng trên mạng, nhưng các em hài lòng nếu được người lớn hỗ trợ trong quá trình cài đặt tài khoản của mình. Trong lúc hỗ trợ, người lớn có thể kiểm tra và tìm hiểu các quy tắc an toàn và quyền riêng tư trên các nền tảng để cài đặt phù hợp với lứa tuổi con em mình.
Các em cũng cho biết phụ huynh không cần e ngại khi đặt ra giới hạn khi sử dụng các nền tảng. Điều này trẻ em đã lường trước và sẵn sàng đón nhận.
Luôn sẵn sàng trò chuyện
Các em thiếu niên muốn người lớn quan tâm đến đời sống số của mình, việc này rất quan trọng với các em. Các em sẽ cảm thấy mình được ủng hộ khi biết rằng có một đồng minh luôn sẵn sàng trò chuyện với các em. Do vậy, phụ huynh không nên ngại khi trò chuyện với con em mình.
Sẽ có rất nhiều sự cố xảy ra trên mạng, trẻ em mong muốn người lớn hiểu điều này, và hỗ trợ các em nếu các em gặp sự cố — dù lớn hay nhỏ.
Không hoảng loạn khi xảy ra sự cố
Khi con cái tìm đến cha mẹ để tìm sự hỗ trợ, phụ huynh hãy sẵn sàng đón nhận. Các em có thể đang bị tổn thương, sợ hãi, xấu hổ hoặc buồn bã.
Khi các em chia sẻ về vấn đề mà các em gặp phải, phụ huynh hãy chú ý đến phản ứng của bản thân. Khảo sát cho thấy, nếu trẻ em thấy người lớn tức giận, lần sau các em sẽ không nhờ hỗ trợ nữa.
Tương tự, các em cũng không muốn người lớn coi nhẹ những mối lo lắng mà các em gặp phải, ngay cả khi những lo lắng này có thể quá nhỏ nhoi đối với người lớn.
Người lớn cần lắng nghe và không phán xét, hãy đặt câu hỏi và hãy chú trọng vào giải pháp. Nếu thanh thiếu niên vi phạm các quy tắc hay luật lệ, các em cũng biết rằng sẽ có hậu quả xảy ra, nhưng các em cũng muốn được hỗ trợ để hiểu được mình cần thay đổi điều gì nhằm tránh tái diễn những lỗi lầm tương tự sau này.
Hãy đặt lòng tin với trẻ
Thanh thiếu niên hiểu rằng người lớn sẽ giám sát mình trên mạng, đặc biệt là những em nhỏ. Nhưng càng lớn lên, các em càng muốn có sự tự chủ trên mạng lẫn ngoài đời thực.
Mỗi gia đình đều khác nhau và quá trình thanh thiếu niên được quyền sử dụng công nghệ độc lập cũng không giống nhau. Nhưng nếu con em của bạn biết cách sử dụng các nền tảng một cách an toàn và luôn tìm đến phụ huynh để được trợ giúp khi gặp sự cố thì đó chính là nền tảng để xây dựng lòng tin. Từ đó có thể tăng dần không gian cho trẻ trên mạng.
Tôn trọng quyền riêng tư của con
Một trong những vấn đề khó khăn nhất đối với hành trình nuôi dạy con cái, cả trong môi trường mạng và trong thế giới thực, là việc đảm bảo sự cân bằng giữa kỳ vọng của con về quyền riêng tư, đồng thời đảm bảo rằng con vẫn luôn an toàn.
Sẽ có nhiều trẻ không muốn bị cha mẹ theo dõi trên nền tảng. Khi đó, có thể phụ huynh nghĩ rằng các em đang bày trò nghịch ngợm, nhưng có khi các em chỉ muốn có không gian riêng để vui chơi với bạn bè mà không bị giám sát.
Trong trường hợp này, thanh thiếu niên chia sẻ rằng các em muốn tìm hiểu lý do vì sao phụ huynh theo dõi mình và muốn tìm cách xây dựng lòng tin của phụ huynh. Khi đó, phụ huynh nên chuẩn bị các lý do chính đáng để thuyết phục trẻ.
Một số thanh thiếu niên lớn hơn tâm sự rằng các em thường bảo vệ những đứa em nhỏ tuổi hơn và cũng thường trông chừng các em của mình trên mạng. Do đó, phụ huynh có thể cân nhắc về việc cho một người khác thay mình giám sát các em trên mạng.
Hải Đăng
Làm gì để giảm nguy cơ trẻ em bị bắt nạt trực tuyến?
Trong giai đoạn dịch bệnh, trẻ em được dùng thiết bị công nghệ liên tục vì các trường đều tổ chức học trực tuyến. Điều này làm tăng nguy cơ xảy ra những hành vi bạo lực trên mạng, đặc biệt là nạn bắt nạt online.