- Sáng ngày 14.3,ầytròSàiGòntưởngniệmchiếnsĩGạkết quả u19 benfica thầy và trò Trường THPT Nhân Việt, TP.HCM tổ chức lễ tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma.
Đây là hoạt động thường niên của trường để tưởng niệm 64 chiến sĩ đã hi sinh trên đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988. |
Tại buổi tưởng niệm, nhiều câu chuyện, tư liệu về sự kiện Gạc Ma được thầy cô sưu tầm kể cho học sinh nghe, giúp các em hiểu hơn về sự kiện này. |
Theo thầy Bùi Gia Hiếu, Hiệu trưởng nhà trường, "mỗi năm, thầy và trò chúng ta ngồi đây ôn lại trận chiến Gạc Ma - giữa 64 chiến sĩ Việt Nam với quân Trung Quốc, để hiểu mỗi tấc đất trên lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc phải đổi bằng xương máu cha anh. Hiểu như vậy để chúng ta sống sao cho xứng đáng với sự hy sinh đó". |
Thầy Bùi Gia Hiếu cũng kể cho học sinh nghe về người con gái duy nhất của liệt sĩ Trần Văn Phương - một trong 64 liệt sĩ hi sinh ở Gạc Ma. "Khi anh Phương hy sinh ngoài đảo Gạc Ma, anh không biết trong chuyến về phép cuối cùng đã để lại một giọt máu ở đất liền. Người con đó chính là trung úy Trần Thị Thủy, đang công tác tại Lữ đoàn 146, Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân. Hồi bé, chị Thủy không hiểu chuyện gì xảy ra với cha mình. Thấy bạn bè có ba, Thủy gặng hỏi mẹ thì chỉ nhận được câu trả lời: "Ba con đang đi công tác, chưa về". |
Mãi đến khi học cấp một, cùng bà và mẹ ra nghĩa trang liệt sĩ thắp hương, chị mới biết cha đã hy sinh ở đảo Gạc Ma". "Tốt nghiệp đại học, chị Thủy được phân công về huyện Trường Sa công tác. Khi tàu tới vùng biển Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao, chị đã bật khóc nức nở rồi gọi về cho mẹ nói rằng đã nhìn thấy ba rồi" - thầy Hiếu kể tiếp. |
Nữ sinh lớp 12 Lê Ngọc Nho cho biết sau buổi học em đã tìm hiểu lại về trận chiến cách đây 30 năm. "Khi em chưa có mặt trên đời, những người chiến sĩ ấy cầm súng đứng lên, đổi xương máu giữ hòa bình, bảo vệ non sông. Ngày em chào đời, thì ngoài khơi xa, nhiều người vẫn đang nằm lại giữa lòng biển lạnh. Nơi đất liền, nhiều gia đình liệt sĩ những năm qua cuộc sống muôn vàng khó khăn. Đến bây giờ, có không ít người, trong đó có thể là một trong số chúng ta, không biết đến các cuộc chiến bảo vệ chủ quyền trên đất liền và biển đảo Việt Nam" - Nho nói. |
Nữ sinh này cho rằng nhắc đến chiến tranh không phải để gây thêm hận thù, mà từ đó rút ra bài học, để giữ gìn mối quan hệ hòa bình, hữu nghị. "Để biết yêu quê hương đất nước được gầy dựng bởi sự hi sinh của người đi trước. Để biết trân trọng hòa bình của ngày hôm nay là chiến tranh gian khổ trong bom lửa khói đạn của ngày hôm qua". |
"Chúng ta phải làm cho bản thân xứng đáng với những gì mà mình nhận được. Thời bình, không cầm súng đánh giặc, không có nghĩa là ta không bảo vệ đất nước. Cha, anh đã gầy dựng, chúng ta phải giữ gìn và phát triển. Hãy để lòng yêu nước và sự biết ơn là quyền ta được hưởng, chứ không phải là nghĩa vụ bị ép. Đừng để sự hi sinh của những người đã ra đi để lại hòa bình trở nên vô nghia"- nữ sinh nhắn nhủ. |
Nhiều tiết mục văn nghệ được thầy trò Trường THPT Nhân Việt dàn dựng, biểu diễn để tượng niệm các Liệt sĩ Gạc Ma. |
Tuệ Minh
Vì sao sau 30 năm mới đưa sự kiện Gạc Ma vào sách giáo khoa?
GS Phạm Hồng Tung, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (ĐHQG Hà Nội), Chủ biên chương trình môn Lịch sử mới cho biết như vậy về sự kiện Gạc Ma.