Tôi sinh ra ở vùng ven của Hà Nội,ệnkhónóicủanàngdâuphốcổsautấdebet.ìno gia đình làm trang trại chăn nuôi nên kinh tế khá giả. Sau này, tôi thi đỗ đại học ngành nông nghiệp với mong muốn tiếp nối nghề của bố mẹ.
Tốt nghiệp, dự định về quê lập nghiệp năm nào đành bỏ dở khi tôi kết hôn với người đàn ông ở phố cổ. Anh làm nghề tài xế giao hàng cho công ty thực phẩm sạch.
Ảnh: Nguyễn Tấn Vinh |
Chúng tôi gặp nhau trong một hội chợ nông sản và nảy sinh tình cảm. Chồng tôi từng có một đời vợ nhưng sớm đứt gánh giữa đường. Vợ cũ anh sang nước ngoài lao động rồi đi bước nữa với người chồng bản địa.
Chồng tôi nhận trách nhiệm nuôi dạy con. Anh và vợ cũ chỉ sinh được một cậu con trai.
Cháu bị khủng hoảng chuyện của bố mẹ nên mắc chứng trầm cảm nhẹ. Sáu tháng một lần, anh lại đưa con đến bác sĩ thăm khám.
Thời gian mới hẹn hò, anh không giấu chuyện gia cảnh của mình, nhiều lần mời tôi về nhà chơi.
Nhà anh ở phố cổ sầm uất nhưng diện tích chưa đầy 20m2 cho 4 người ở, mọi vật dụng sinh hoạt, bếp nấu để chung cùng với chỗ ngủ.
Mỗi tối, mọi người kéo ri-đô ngăn đôi nhà. Một bên là bố mẹ anh nằm, một bên là anh và con trai.
Ngày xưa, vợ cũ của anh vì không chịu được cảnh sống ra đụng, vào chạm nên quyết tâm ra đi.
Cách đây vài năm, cả ngõ anh ở vẫn dùng vệ sinh chung nhưng hai năm nay, anh cơi nới được một phần diện tích nhỏ, làm thêm nhà vệ sinh riêng.
Tôi cảm thương hoàn cảnh của anh, thường xuyên qua lại giúp đỡ việc lặt vặt.
Năm đó, tôi về làm dâu nhà anh trong sự ngỡ ngàng của bạn bè. Ai cũng nghĩ tôi có nhan sắc, có học thức sẽ kiếm được người chồng khá giả hơn.
Một số người lại chê trách tôi đâm đầu vào chỗ khổ chỉ vì cái mác phố cổ. Tôi bỏ ngoài tai mọi lời đàm tiếu, dành tâm sức vun vén tổ ấm nhỏ.
Khi chúng tôi kết hôn, con trai anh mới 10 tuổi. Tôi chấp nhận kế hoạch 3 năm để dành thời gian chăm sóc con chồng.
Căn nhà vẫn chia đôi bằng ri-đô. Con riêng của chồng sang nằm với ông bà nội, vợ chồng tôi ngủ một bên.
Tôi cũng thấy bí bách, chật chội nhưng nghĩ đây là con đường mình tự lựa chọn nên cố gắng chịu đựng.
Thế nhưng, gần đây tôi bắt đầu thấy chán nản. Con trai chồng đến tuổi dậy thì, cháu biết tò mò về những vấn đề tâm sinh lý.
Vài lần, tôi thức dậy lúc nửa đêm, thấy cháu trằn trọc chưa ngủ. Tôi vén ri-đô, ngó sang nhắc con đi ngủ giữ sức khỏe.
Chẳng ngờ, tôi phát hiện thằng bé đang xem một số clip nhạy cảm trên mạng bằng điện thoại. Chiếc điện thoại này chồng tôi tặng con hôm sinh nhật.
Tôi khuyên chồng nên dành thời gian trò chuyện và hướng dẫn con đối mặt với các vấn đề của tuổi mới lớn. Dẫu sao, anh là đàn ông, sẽ dễ nói chuyện với con hơn. Chồng lại bảo thủ, anh gần như phó mặc mọi việc dạy con cho tôi.
Với sự việc như vậy, nhẽ ra anh cần điềm tĩnh, giáo dục con nhẹ nhàng để thằng bé hiểu. Chồng tôi lại cư xử cực đoan, đánh con một trận đòn đau rồi tịch thu luôn chiếc điện thoại.
Thằng bé càng lớn càng bướng và lầm lỳ. Cháu nghĩ do tôi mách lẻo nên bố mới đánh nó. Đêm nào cháu cũng thức đến 4 giờ sáng.
Từ chỗ quý mến tôi, thằng bé trở nên bất cần, ghét mẹ kế ra mặt. Nhiều hôm tôi nấu nướng, phần cơm cháu cũng không ăn. Bà nội phải dỗ dành, nấu cho cháu bát mì tôm. Mẹ chồng tôi bênh cháu nội, chỉ trích con dâu đủ điều.
Quãng thời gian này tôi mới mang bầu, tinh thần mệt mỏi. Mẹ chồng tôi mắc chứng ngủ ngáy, đêm đến tôi bị ảnh hưởng tiếng ồn, mãi mới chợp mắt được.
Tôi bàn với chồng về nhà ngoại ở tạm, căn nhà này để bố mẹ chồng và thằng bé sống cho thoải mái. Cuối tuần hai vợ chồng về thăm ông bà và cháu.
Sang năm, bố mẹ tôi bán được đất, tôi sẽ vay mua căn hộ chung cư 2 phòng ngủ, đón ông bà với thằng bé sang ở cùng.
Chồng tôi nói đã quen với nếp sống ở đây, giờ về quê vợ cách trung tâm thành phố 30 km, anh sẽ khó thích nghi. Chồng tôi cũng bày tỏ quan điểm không thích dựa dẫm bên nhà ngoại, như vậy sẽ khiến anh mất thể diện.
Hiện vợ chồng tôi cãi vã liên tục, ngày nào cũng căng thẳng vì bất đồng.
Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Lúc vay tiền, em gái tôi hứa lên hứa xuống sẽ trả đúng hạn. Vậy mà đến lúc chúng tôi cần, em lại quay ngoắt đi, không chịu trả.