"Cánh chim không mỏi" Anh Châu Thành Toàn (SN 1985,àngtrainămlàmtừthiệnxâynhàtìnhnghĩachongườinghèsố liệu thống kê về crystal palace gặp liverpool TP HCM) khởi đầu “sự nghiệp” thiện nguyện của mình cách đây 22 năm, khi mới 15 tuổi. Với chặng đường dài hoạt động công tác xã hội không mệt mỏi, tháng 3/2020 anh được Tổ chức Kỷ lục gia Việt Nam trao tặng bằng xác lập Top kỷ lục thiện nguyện Việt Nam. Chàng trai 8X khẳng định, anh tham gia các hoạt động này không phải để ghi danh hay lập chiến tích. Tất cả nghĩa cử anh trao đi cho cuộc đời đều xuất phát từ chữ “thương”. Trong đợt lũ tại miền Trung gây nhiều thiệt hại nặng nề vừa qua, Châu Thành Toàn đã đại diện cho đội tình nguyện SV07 trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh Tây Ninh quyên góp được số tiền gần 50 triệu đồng, dự định trao tặng cho bà con ở Huế. “Chúng tôi làm thiện nguyện quanh năm nên không xác định quyên góp nhiều. Số tiền khoảng 50 triệu là chúng tôi dừng để thực hiện quyên góp cho các trường hợp khác. Mọi việc quyên góp, trao quà đều được làm minh bạch, đăng lên mạng xã hội”, anh Toàn nói. Đội tình nguyện SV07 anh sáng lập từ năm 2007, ban đầu quy tụ các sinh viên đại học. Sau này số thành viên tham gia ngày một đông nên anh mở rộng cả các lứa tuổi, tầng lớp xã hội. Trong đó có những người từng phạm tội nhưng đã hoàn lương. Hơn 10 năm hoạt động, nhóm SV07 và anh Toàn đã xây tặng 23 ngôi nhà tình nghĩa dành cho các gia đình khó khăn ở các tỉnh Tây Ninh, Sóc Trăng, Trà Vinh... Kinh phí xây dựng do thành viên trong nhóm tự đóng góp bằng tiền lương cùng với sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm. Năm 2019, Toàn và nhóm SV07 triển khai được 20 chương trình thiện nguyện với số tiền quyên góp gần 2 tỉ đồng. Một hoạt động thiện nguyện khác, ghi dấu ấn của anh Toàn là xây dựng ngôi nhà chung tại Vĩnh Châu (Sóc Trăng) cho người lang thang cơ nhỡ… Tất cả những ai không có nơi ăn, chốn ở đều được anh mời về đây sống. Ngoài ra, anh mở thêm quán ăn 0 đồng phục vụ người nghèo tại Sóc Trăng. "Tôi thành lập SV07 là muốn mở rộng hoạt động thiện nguyện hơn nữa, muốn đi nhanh thì đi một mình nhưng muốn đi xa phải có đồng đội", 8X cho biết. Mỗi tháng một lần, Toàn lại vào Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM thăm những bệnh nhân ung thư xương, mang đến tặng họ những suất quà anh quyên góp được. Toàn tiết lộ, để có kinh phí duy trì hoạt động thiện nguyện, anh huy động các mạnh thường quân. Tuy nhiên, anh và nhóm còn đi hát rong, vỗ tay thuê cho các game show kiếm thêm. Anh và cả nhóm được trả thù lao 80 nghìn đồng/người cho một game show. Mỗi người trích ra 30.000 đồng góp vào quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư, còn đâu dành dụm vào quỹ hoạt động của nhóm. Toàn kể, có lần cả nhóm còn đi hát rong, kiếm tiền mua tặng cặp vợ chồng khuyết tật đôi nhẫn cưới. Anh đến các quán nhậu, quán cà phê hát “chay” (không có loa đài, micro) nhưng ai nấy đều mở lòng ủng hộ. Công việc hiện tại của anh là y tá tại Trạm Y tế phường Đa Kao (Quận 1, TP HCM). Tiền lương từ công việc làm y tá được 5 triệu đồng, anh Toàn tự trích ra 1 triệu đồng làm từ thiện. Ngoài ra anh làm thêm để lấy tiền cho vào quỹ từ thiện của mình. Mỗi năm anh để dành được 30 - 40 triệu đồng làm thiện nguyện. Tuy nhiên, với bản thân, anh lại tằn tiện hết mức. Toàn chia sẻ thêm, anh học Đại học Nông lâm nhưng sau khi tốt nghiệp, anh tiếp tục học trung cấp, rồi cao đẳng liên quan đến lĩnh vực y tế. Lý do khiến anh chuyển sang học ngành này xuất phát từ công tác xã hội. “Tôi hay tình nguyện chăm sóc bệnh nhân ung thư và nhiều bệnh nhân nặng khác tại các bệnh viện. Vì muốn chăm sóc họ một cách bài bản và có chuyên môn nên tôi rẽ ngang sang ngành này", Toàn nói. Câu nói khiến thí sinh thi hoa hậu chột dạ Tham gia thiện nguyện nhiều năm, Thành Toàn từng được BTC một số cuộc thi nhan sắc mời đến hướng dẫn các thí sinh kỹ năng làm công tác xã hội. Gần đây nhất là cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019. Anh thường chọn những vấn đề chung nhất, hay gặp nhất trong cuộc sống để truyền tải cho thí sinh. “Điều đầu tiên tôi nói với họ rằng: Các em hãy dùng chính tấm lòng của mình làm từ thiện. Anh làm từ thiện nhiều năm nên các em diễn để lấy hình ảnh đẹp anh đều nhận ra hết. Ban giám khảo cũng vậy, họ đủ tinh tường để đánh giá hành xử của các em là thật hay giả”, Toàn nói. Ngoài ứng xử, Thành Toàn hướng dẫn thí sinh cách giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể. “Với người khiếm thính, tôi dặn các em phải nở nụ cười thân thiện. Khi trao quà cho ai, các em phải đưa bằng 2 tay và thể hiện thái độ tôn trọng. Người xưa vẫn nói: “Của cho không bằng cách cho”, chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng để lại sự mặc cảm hay dằn vặt cho người khuyết tật”, y tá sinh năm 1985 cho hay. Một số bằng khen Toàn từng được nhận: - Bằng khen Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vì đóng góp cho nền thể thao khuyết tật Việt Nam. Sinh ra và lớn lên ở châu Âu nhưng Liisi có niềm đam mê đặc biệt với áo dài và các sản phẩm lụa Việt Nam. Anh Toàn nhận Kỷ lục thiện nguyện Việt Nam. Toàn đại diện cho SV07 trao nhà tình thương ở Kiên Giang. Anh Toàn học nghề y tá để chăm sóc bệnh nhân ung thư một cách bài bản hơn. Quán ăn 0 đồng của nhóm SV07. 8X hướng dẫn thí sinh kỹ năng làm công tác xã hội trong cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019. Chuyến thiện nguyện cùng các thí sinh thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019.
- Tình nguyện viên cấp quốc gia 2017.
- Kỷ niệm chương vì sự nghiệp nhân đạo.Người phụ nữ ngoại quốc mê áo dài, đưa lụa Việt Nam ra thế giới