Chúng tôi gặp chị Đặng Thị Kim Lệ ngoài hành lang phòng chạy thận nhân tạo,ắcbệnhhiểmhyvọngcủagiađìnhnghèovụttắsoi kèo kaiserslautern Bệnh viện Nhi đồng 2. Người phụ nữ chưa đầy 50 tuổi nhưng có bề ngoài như bà ngoại đã ngoài 60. Mái tóc lốm đốm bạc, làn da đen sạm, đôi mắt đục mờ, đờ đẫn. Hễ ngồi chưa nóng chỗ, chị lại thấp thỏm đứng dậy nhìn xuyên qua cửa kính vào bên trong.
Chị Lệ cầu mong có nhà hảo tâm thương mà giúp đỡ viện phí cho con trai |
Con trai chị là Đặng Anh Nhật (sinh năm 2005) phải chạy thận 3 năm nay. Cậu bé cao lớn, khá vạm vỡ ấy từng là tất cả hi vọng của vợ chồng chị Lệ. Bởi họ đã cố gắng mãi mà cái nghèo cứ luẩn quẩn bó buộc không buông, đành đặt hết niềm tin vào con trai.
Chị Lệ trải lòng: “Vợ chồng tôi không có nhà cửa, đất đai, phải đi ở mướn suốt mấy chục năm nay. Nghĩ rằng mình đã nghèo mãi rồi, thì phải cố gắng làm sao để đời con mình được khá hơn, lúc nào cũng chắt bóp cho con học hành đến nơi đến chốn.
Thế nhưng mùa hè năm 2019, khi đang thi dở học kỳ 2 của lớp 8, tự nhiên con bị mờ mắt, đau đầu, buồn ói, có người nói với vợ chồng tôi là con bị u não. Chúng tôi hớt hãi đưa lên Bệnh viện Nhi đồng 2 khám thì bác sĩ chẩn đoán trong não không có khối u, nhưng con bị suy thận giai đoạn cuối mất rồi, phải chạy thận ròng rã từ đó đến nay”.
Mỗi tuần, Anh Nhật chạy thận 3 lần. Những ngày ấy, cứ 5 giờ sáng, mẹ con chị Lệ lại dắt díu nhau lên bệnh viện, tối mịt mới về nhà. Cậu bé mắc bệnh khi đang ở độ tuổi phát triển. Em ít khi tâm sự với cha mẹ, thường giữ kín những lo lắng trong lòng. Chị Lệ ít học, chẳng biết làm sao để con mở lòng, chỉ có thể ngày ngày kề cận, chăm lo miếng ăn, giấc ngủ và đồng hành cùng con mình trên quãng đường từ Bà Rịa – Vũng Tàu lên TP.HCM đều đặn.
Em Đặng Anh Nhật đang chạy thận nhân tạo, mỗi tuần 3 buổi tại Bệnh viện Nhi đồng 2. |
“Sinh con ra và nuôi nấng đến lúc con mắc bệnh là cả một đoạn đường dài, chỉ những người đã thực sự làm cha mẹ mới thấm hết được nỗi đau. Nói là gửi hi vọng tương lai vào con, thực chất là mong cuộc đời của con sẽ sống tốt hơn mình thôi cô ạ. Mà giờ con bệnh tật đầy mình, rồi cha mẹ cũng đau yếu chẳng chăm sóc tốt, khốn khổ lắm”, chị Lệ cố nén dòng nước mắt đang chực chờ lăn xuống.
Khó khăn càng chồng chất khi khoảng một tháng trước, Anh Nhật bị ngã xe máy, gẫy xương chậu và một đốt xương cùng cụt, đến nay vẫn chưa thể tự ngồi dậy. Cha của em trong quá trình làm phụ hồ bị tổn thương cột sống và đau thần kinh tọa nên không thể phụ đỡ.
Một mình chị Lệ ở viện chăm sóc, chị đặt con trai nằm trên tấm ván, mỗi lần chuyển con sang phòng chạy thận, chị nhờ người phụ nâng cả tấm ván và con trai lên chiếc giường có bánh lăn rồi đẩy đi. Khoảng thời gian này, chị đã kiên cường, luôn cố gắng tỏ ra lạc quan trước mặt con trai, nhưng đằng sau đó, đã có nhiều lúc chị kiệt quệ.
Dù con trai đã chạy thận suốt 3 năm nay, nhưng người mẹ chưa từng bớt lo lắng. |
“Chi phí để điều trị bệnh mỗi tháng cho Anh Nhật lên tới gần 10 triệu đồng. Trong khi đó, cha thằng bé không còn đủ sức đi làm hồ như trước, bản thân tôi mắt đã mờ, lại bị tiểu đường.
Trước đó, tiền đóng viện phí cho con ngoài khoản tiền ít ỏi cha thằng bé đi làm tích cóp, còn lại đều đi vay mượn của anh em, hàng xóm. Nhưng họ cũng khó khăn, lấy tiền đâu mà giúp mãi. Chúng tôi đã hết cách rồi.
Thậm chí, thẻ bảo hiểm y tế của vợ chồng tôi hết hạn, nhưng chưa có tiền mua mới nên chẳng dám đi khám bệnh. Sợ tốn kém, lại càng sợ phát hiện ra bệnh nặng”, những giọt nước mắt đau đớn thi nhau trút xuống như thả nỗi tủi phận của người phụ nữ.
Chị chẳng dám mơ có tiền chữa bệnh cho 2 vợ chồng, chỉ mong sao con trai được thương xót mà giúp đỡ chi phí điều trị trong khoảng thời gian sắp tới.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:(责任编辑:Thể thao)