Bảo hiểm thất nghiệp, 'điểm tựa' cho người lao động ở Thái Nguyên_kẻt quả bóng đá
Chính sách bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện với mục tiêu bảo vệ quyền lợi của người lao động trong trường hợp mất việc làm,ảohiểmthấtnghiệpđiểmtựachongườilaođộngởTháiNguyêkẻt quả bóng đá giúp họ có thời gian để tìm kiếm công việc mới mà không gặp phải quá nhiều khó khăn về tài chính.
Đây là một phần của hệ thống an sinh xã hội, nhằm giảm bớt tác động tiêu cực của thất nghiệp đối với đời sống và tinh thần người lao động, được ví như “điểm tựa”, “phao cứu sinh” của người lao động khi không may rơi vào hoàn cảnh thất nghiệp, bị mất việc làm.
Tại Thái Nguyên, chính sách bảo hiểm thất nghiệp không chỉ hỗ trợ người lao động mất việc mà còn giúp các doanh nghiệp giảm bớt chi phí đào tạo lại nhân lực khi có người lao động quay lại thị trường lao động. Nhờ đó, bảo hiểm thất nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định kinh tế - xã hội địa phương.
Là đơn vị trực tiếp thực hiện các chương trình, chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn, một trong những nhiệm vụ quan trọng được Trung tâm Dịch vụ việc làm trực tiếp thực hiện là tiếp nhận hồ sơ đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp, xác định đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp, tư vấn nghề nghiệp và giới thiệu việc làm phù hợp cho người lao động. Đồng thời, Trung tâm cũng triển khai nhiều chương trình hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động thất nghiệp, giúp họ nhanh chóng hòa nhập trở lại với thị trường lao động.
Theo thống kê, hàng năm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có hàng chục nghìn người lao động đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong đó tỷ lệ người lao động tìm được việc làm mới sau khi hết thời gian hưởng trợ cấp đạt con số ấn tượng. Cụ thể, trong năm 2023, Trung tâm đã tư vấn và hỗ trợ hơn gần 12.000 lượt người lao động đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trong đó tỷ lệ người lao động tìm được việc làm đạt 65%.
Trong 11 tháng năm 2024, Trung tâm tiếp nhận hồ sơ, lập thủ tục giải quyết chế độ hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trên 8.000 lao động, trong đó tiếp nhận hồ sơ trực tiếp gần 4.100 trường hợp, tiếp nhận hồ sơ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trên 3.900 trường hợp. Trung tâm rà soát, lập hồ sơ, tham mưu và trình Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành các quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp trên 7.900 trường hợp, hỗ trợ học nghề 349 trường hợp.
Số lao động được tư vấn chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, tư vấn định hướng nghề nghiệp và việc làm gần 31.000 trường hợp; số lao động được giới thiệu việc làm là trên 4.800 trường hợp; số lao động được kết nối việc làm thành công là trên 1.450 trường hợp. Đây là một kết quả đáng khích lệ, cho thấy hiệu quả của các chính sách hỗ trợ người lao động trong tỉnh.
Chị Hoàng Thị Hương ở xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) từng là công nhân trong một khu công nghiệp ở Bắc Giang. Trở về gia đình khi doanh nghiệp không có đủ việc làm cho công nhân, chị được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp theo quy định. Tham dự Ngày hội việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh phối hợp với huyện Đại Từ tổ chức, chị có cơ hội tìm được việc làm mới, phù hợp với trình độ của bản thân, lại ở một doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Chị Hương vui vẻ "tôi cảm thấy chương trình do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh phối hợp với huyện Đại Từ tổ chức thực sự có ý nghĩa bởi thông qua đây giúp cho những lao động thất nghiệp như chúng tôi có cơ hội tìm được việc làm tốt hơn, tạo điều kiện cho chúng tôi phát triển hơn”.
Còn chị Đỗ Thị Hảo ở phường Phú Xá, TP. Thái Nguyên, sau khi được hưởng trợ cấp thất nghiệp và tham gia sàn giao dịch việc làm trực tuyến tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thái Nguyên tìm được việc làm mới. Chị Hảo chia sẻ: “Tham gia sàn giao dịch việc làm trực tuyến tôi được các cán bộ của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh hỗ trợ rất nhiệt tình, qua phỏng vấn online tôi được giới thiệu kết nối với một số doanh nghiệp, trong đó có 1 doanh nghiệp ở Ninh Bình và đã tìm được công việc phù hợp ở đó. Xin cảm ơn các anh chị ở Trung tâm!”.
Bên cạnh việc giải quyết thủ tục cho người lao động nhận trợ cấp thất nghiệp, tổ chức các chương trình tư vấn nghề nghiệp, giới thiệu các cơ hội việc làm mới phù hợp với năng lực, sở thích và nhu cầu của người lao động, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh còn phối hợp với các cơ sở đào tạo để cung cấp các khóa học nghề ngắn hạn, giúp người lao động nâng cao tay nghề, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
Có thể thấy, việc triển khai thực hiện các thủ tục hành chính về bảo hiểm thất nghiệp được Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thái Nguyên thực hiện đúng quy định, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, nhu cầu của DN và người lao động. Việc giải quyết các chế độ bảo hiểm thất nghiệp kịp thời, đúng quy định, đúng đối tượng.
Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại Thái Nguyên cũng không thiếu những khó khăn và thách thức. Theo bà Phạm Như Thùy, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, một trong những vấn đề lớn là ý thức tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và doanh nghiệp còn hạn chế. Mặc dù bảo hiểm thất nghiệp là quyền lợi thiết thực, nhưng một bộ phận người lao động, đặc biệt là lao động tự do, chưa nhận thức đầy đủ về lợi ích của việc tham gia bảo hiểm này.
Ngoài ra, quá trình giải quyết thủ tục hành chính tại một số thời điểm vẫn còn gặp phải khó khăn liên quan đến việc xác minh thời gian đóng bảo hiểm, thủ tục nhận trợ cấp; việc thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp đối với các trường hợp hưởng sai quy định; việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị trợ cấp thất nghiệp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia còn nhiều khó khăn, bất cập.
Để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, Trung tâm Dịch vụ việc làm Thái Nguyên đang tiếp tục cải tiến quy trình, nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ người lao động. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quyền lợi của bảo hiểm thất nghiệp, giúp người lao động và doanh nghiệp nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc tham gia bảo hiểm này.
Đồng thời, Trung tâm tiếp tục cải cách hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, giảm thiểu thủ tục hành chính để người lao động có thể nhận trợ cấp một cách nhanh chóng và thuận tiện; Cung cấp nhiều khóa học, chương trình đào tạo nghề với các nội dung cập nhật, phù hợp với xu hướng thị trường lao động, nhằm giúp người lao động có thể nâng cao tay nghề và gia tăng cơ hội tìm việc làm. Với những nỗ lực đó, hi vọng sẽ mang lại nhiều sự thuận tiện cho người lao động hơn nữa trong thời gian tới.
Chính sách bảo hiểm thất nghiệp là một trong những công cụ quan trọng giúp bảo vệ người lao động trong thời kỳ khó khăn, đồng thời hỗ trợ thị trường lao động ổn định và phát triển. Với sự vào cuộc của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng và sự nỗ lực không ngừng từ Trung tâm, chắc chắn chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại Thái Nguyên sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả và mang lại lợi ích thiết thực cho người lao động trong tương lai.
Văn Chương相关文章
TP.HCM tiêu hủy hơn 1,6 tấn ma túy là vật chứng trong 147 vụ án
Ngày 28/9, Cục THADS TP.HCM đã phối hợp với các sở, ban ngành, côn2025-01-26Làm gì để hội đồng trường có thực chất?
- Một lần nữa chủ đề "hội đồng trường" lại thu hút nhiều ý kiến tại hội nghị tham vấn sửa đổi, bổ s2025-01-26Giáo viên TP.HCM kêu gọi mua máy thở, mở siêu thị 0 đồng cho người dân nghèo
Là giáo viên dạy cấp 3 ở TP.HCM, trong thời điểm dịch bệnh bùng phát, chứng kiến nhiều người phải ch2025-01-26Bỏ cộng điểm nghề thi vào 10 để khắc phục hiện tượng làm đẹp hồ sơ
- Theo đại diện Bộ GD-ĐT, chủ trương bỏ quy định cộng điểm khuyến khích trong tuyển sinh vào lớp 102025-01-26Nhìn đồng nghiệp ôm hoa không hết, tôi chơ vơ nước mắt tuôn trào
- Năm nào chẳng thế, cứ gần đến ngày 20/11 ngoài thị trường lại tràn ngập các loại hoa và quà được t2025-01-26Kỳ thi THPT quốc gia 2018: Giữ nguyên phương án thi là cần thiết, nên giảm điểm ưu tiên
- Theo công bố củaBộ GD-ĐT, việc tổ chức các bài thi, môn thi trong phương án thi THPT quốc gia các2025-01-26
最新评论