Đã sang tới năm thứ 3 thầy và trò "gặp nhau" theo phương thức này,ệmdạyhọconlineápđảotrêndiễnđàngiáoviêsoi kèo rayo vallecano nên đa phần thầy cô đã không coi dạy học online là một giải pháp tình thế nữa. Trên các diễn đàn dành cho các giáo viên, thời gian này không còn những "phàn nàn", mà thay vào đó rất sôi nổi các chủ đề liên quan đến dạy học trực tuyến. Giáo viên giúp nhau “Tình hình dịch thế này chắc còn lâu lắm mới được tới trường cầm phấn, quý thầy/cô có thể chia sẻ giúp em kinh nghiệm dạy học trực tuyến hiệu quả với ạ! Em cảm ơn nhiều!”– một cô giáo dạy môn Lịch sử ở Nghệ An đề nghị. “Cách viết chữ tay nền xanh dạy online hoặc chiếu bài giảng trên lớp cho học sinh. Không phải mua phần mềm. Không phải mua bút... Không thêm bất cứ chi phí. Giáo viên comment tôi muốn phía dưới. Mình sẽ gửi link Zoom vào ngày mai hướng dẫn trực tiếp thầy/ cô từ A đến Z cho giáo viên cần”- admin của một diễn đàn dành cho giáo viên chia sẻ. “Để giúp các thầy cô đỡ vất vả, tiết kiệm thời gian hơn trong việc dạy online. Em xin phép chia sẻ đến thầy cô những tips này nhé!...”. Ngoài các bài giảng mẫu theo chương trình mới, nhiều chủ đề khác thu hút tương tác như cách làm bài giảng trực tuyến trên bài giảng powerpoint, cách làm các game, trắc nghiệm, phiếu giao bài tập, cách thiết kế bài giảng đẹp, các vấn đề về trình chiếu, cách lồng tiếng vào bài giảng, cách sử dụng công cụ thiết kế, công cụ dạy và chấm bài online, cách sử dụng phần mềm dạy trực tuyến... Nhiều câu hỏi nhận được sự hưởng ứng của rất nhiều giáo viên và những giải đáp thường rất tỉ mỉ, cụ thể. Khi đặt câu hỏi "Năm học này thành phố em lại tiếp tục khai giảng online. Ngay cả công tác gặp mặt học sinh đầu năm cũng diễn ra online. Thầy cô có thể cho em tham khảo làm cách nào để tạo được một buổi gặp mặt nhiều hứng thú và không bị khô cứng khi cô trò chỉ được thấy nhau qua màn hình không?", một cô giáo ở Đà Nẵng đã nhận được rất nhiều gợi ý. "Cũng như không online: Dành một buổi làm quen, giới thiệu về các bạn ấy. Kể chuyện vui… Và thêm quy tắc khi học online của cô", "Cô hãy là một MC dàn dựng chương trình có mở đầu, nội dung và kết thúc. Chắc chắn đầy đủ yếu tố này thì buổi gặp mặt online sẽ ấn tượng!", "Cô hát một bài hay hay là ổn mà", “Bảo học sinh mỗi em làm một động tác vui mang tính cách của mình bằng hình động clip chừng 30 giây"… Là những gợi ý được các giáo viên đưa ra. Trong khi đó, đã có hơn 2,4 nghìn giáo viên muốn biết “Cách viết chữ tay nền xanh dạy online hoặc chiếu bài giảng trên lớp cho học sinh...”...
Cô giáo Thùy Phương, một giáo viên trẻ ở Hà Nội cho biết xác định sẽ dạy online lâu dài nên cô tham gia khá nhiều diễn đàn dành cho giáo viên và "cứ ai có gì hay và chia sẻ là "em xin"". "Mình cứ chịu khó tích lũy kinh nghiệm của các anh chị, các bạn đồng nghiệp thì sẽ sớm có "lưng vốn" kha khá để việc dạy học online trở nên thú vị hơn với học sinh và với ngay chính bản thân mình". Cô Phương nhận xét, nhiều đồng nghiệp rất nhiệt tình chia sẻ các kinh nghiệm của mình. "Nếu cần hỏi kỹ điều gì, mình thường inbox và đa số các anh chị trả lời rất kỹ càng, cho đến lúc mình hiểu rõ". Thầy giáo Duy Khánh, giáo viên môn Lịch sử, Trường THPT Nguyễn Du (Sông Hinh, Phú Yên), là người thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm dạy học và thiết kế bài giảng trực tuyến trên các hội, nhóm giáo viên. Một bài giảng của thầy Khánh Thầy Khánh nhận xét đa phần học sinh không thích học online theo kiểu mà không ít giáo viên dùng hiện nay: tạo một lớp học, đến giờ, thầy trò học trong 45 phút. "Cách học này đến mình cũng còn thấy phát ngán huống gì học sinh. Mình tin rằng cả thầy và trò đều muốn gặp mặt nhau trên trường học". Tuy nhiên, khi chưa thể gặp nhau ở trường, thì theo thầy Khánh, giáo viên phải chủ động thay đổi. "Trước tiên giáo viên không nên bó buộc mình trong việc thầy truyền đạt kiến thức cho trò thông qua mỗi kênh "họp mặt" ấy, có thể thầy và trò chỉ cần 10 hoặc 20 phút để giải quyết vấn đề mà học sinh khúc mắc, để trao đổi vấn đề mà học sinh đọc trong SGK, thấy trên mạng xã hội. Thứ hai, giáo viên cũng không nên nghĩ rằng nếu không có thầy thì không biết học sinh học ra sao. Đối với học sinh cấp 2, 3 thì giáo viên chỉ cần hướng dẫn là học sinh có thể tự tìm tòi kiến thức, tất nhiên học sinh có thể không hiểu bản chất, lúc đó thầy sẽ giải thích" - thầy Khánh nói. Với 13 năm kinh nghiệm giảng dạy, thầy giáo này cho biết theo quan điểm của mình, dạy và học online không chỉ là thầy và trò "họp nhóm" thông qua phần mềm hay mạng xã hội nào đó mà nó còn là hoạt động học tập dựa trên khai thác những tài nguyên, kiến thức trên internet như thông qua các website, các youtube, các page, diễn đàn mạng xã hội... "Vì vậy, thực tế việc "dạy học online" đối với mình đã diễn ra từ rất lâu. Cá nhân mình cũng học được nhiều từ việc khai thác nguồn tài nguyên dồi dào trên internet" - thầy Khánh chia sẻ và cho biết mình đã sẵn sàng dạy trực tuyến vào năm học mới. Để dạy trực tuyến hiệu quả Theo ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT), việc dạy học trực tuyến không phải là biến không gian mạng để thực hiện cả giờ dạy với sự tương tác giữa thầy và trò theo thời gian thực như dạy trực tiếp trên lớp học truyền thống. Bởi như vậy vừa khó khăn, vừa vất vả, mệt mỏi cho cả thầy và trò.
"Học trò ngồi trong lớp còn tương tác với thầy cô bằng lời nói, cử chỉ và tương tác cả với các bạn. Giờ các em ở nhà một mình, học trên máy tính mà ngồi với thời gian như ngồi trên lớp thực để nghe giảng, rồi nghe cô hỏi để trả lời, trao đổi với các bạn thì sự tập trung chú ý, cũng như tất cả các điều kiện khác sẽ không phù hợp, thuận lợi, nhất là các học sinh khối lớp bé", ông Thành nói. Vì vậy, ông Thành nói mong muốn, việc dạy học trực tuyến được triển khai làm sao để ngoài việc học sinh được tham gia giờ học trực tuyến do giáo viên tổ chức thì còn phải thực hiện được các hoạt động, kiểm tra đánh giá theo yêu cầu của giáo viên; phải khai thác được nội dung học tập từ học liệu dạy học trực tuyến mà giáo viên đặt ra, từ đó có các câu đáp với thầy cô,... trước khi vào mạng theo lớp học trực tuyến để học theo thời gian thực. "Còn đối với giáo viên, khi tổ chức lớp học trực tuyến trực tiếp để trao đổi, trả bài, cần phải lưu ý ưu tiên việc giao nhiệm vụ học tập, kiểm tra đánh giá cho học sinh trước. Khi học sinh đã thực hiện các nhiệm vụ học tập, đọc sách giáo khoa, trả lời câu hỏi, làm bài tập,... thì lúc đó mới vào trực tuyến để cho các em báo cáo kết quả, đưa ra những câu hỏi rồi thầy trò trao đổi với nhau. Như thế sẽ hiệu quả hơn rất nhiều", ông Thành nói. Ông Thành cho hay, trong trường hợp, hệ thống dạy học trực tuyến chưa đủ điều kiện, thì đối với một lớp học/môn học, giáo viên có thể lập một nhóm email, tin nhắn điện thoại hoặc các hình thức phù hợp khác để giao nhiệm vụ học tập, trao đổi, hướng dẫn và nhận xét bài cho học sinh; đồng thời tổ chức cho học sinh học qua internet, trên truyền hình như đã thực hiện từ năm học trước. Như vậy việc học tập hoàn toàn có thể được duy trì ngay cả khi học sinh không thể đến trường. Phương Chi - Thanh Hùng Các Giám đốc Sở đề xuất gì về dạy học trực tuyến với Bộ GD-ĐT?Hầu hết các địa phương mong Bộ GD-ĐT sẽ xây dựng một kho học liệu số, thống nhất trong việc sử dụng phần mềm dạy học và đưa ra yêu cầu, hướng dẫn về tiêu chí nội dung bài giảng để giáo viên có căn cứ thực hiện. |