Hội thảo có sự tham dự của nhiều cán bộ quản lý,âncửnhânbằnggiỏinhưngkhôngthểdạynổitiếthọty lệ kèo bóng đá nhà giáo và các chuyên gia đã và đang công tác trong ngành giáo dục.
Tại hội thảo, vấn đề chứng chỉ hành nghề nhà giáo cũng như quy định cấm về dạy thêm trong nội dung dự thảo Luật Nhà giáo được nhiều đại biểu quan tâm.
Ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch HĐQT Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy (Hà Nội), bày tỏ quan điểm ủng hộ cần có chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo.
“Thực tế cho thấy sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm chưa chắc đã đủ điều kiện đứng trên bục giảng. Mỗi năm trường tôi tuyển vài chục giáo viên, tôi thấy 50% đáp ứng điều kiện nhưng 50% còn lại thậm chí đứng trên bục giảng không được. Vừa rồi trường tuyển 30 người, có 5 người được các giáo viên hướng dẫn kiến nghị với tôi rằng cần phải xem lại. Tôi đi dự giờ, thấy quả thực như vậy. Bởi đi dạy mà không biết viết chữ trên bảng đen, dạy không có liên hệ thực tế, chỉ đúng y như sách giáo khoa, không có khả năng tương tác với học sinh, dù đạt bằng giỏi, đại học sư phạm”, ông Hòa nêu thực tế.
Chính vì vậy, ông Hòa cho rằng cần phải có chứng chỉ hành nghề, để đảm bảo tân cử nhân có nghiệp vụ sư phạm, có thời gian thực tập, sau đó mới được cấp chứng chỉ sẽ hiệu quả hơn.
“Tôi nghĩ rằng, các trường sư phạm cũng đã cố gắng rất nhiều trong đào tạo nhưng việc thực tập sư phạm vẫn không tránh khỏi hình thức, nghiệp vụ sư phạm chưa được quan tâm đầy đủ. Việc thực tập vẫn nặng về kiến thức nhiều hơn là rèn luyện nghiệp vụ sư phạm”, ông Hòa nói.
Tuy nhiên, điều ông Hòa lo lắng là liệu sau khi Luật Nhà giáo được ban hành có thêm nội dung về chứng chỉ hành nghề nhà giáo, có thể tình trạng nở rộ những trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, tổ chức luyện thi chứng chỉ.
Ông Đặng Văn Hải, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An, cho rằng, đối với sinh viên tốt nghiệp ra trường nếu đã được các đơn vị (dù công lập hay ngoài công lập) tuyển dụng nên được cấp luôn chứng chỉ hành nghề nhà giáo. “Tức là nếu một người được tuyển dụng, đương nhiên được cấp chứng chỉ hành nghề. Bởi các đơn vị tuyển dụng cũng có đầy đủ các bộ phận, từ các nhà tuyển dụng đến các nhà khoa học phụ trách chuyên môn. Chúng ta không thể để tình trạng được tuyển dụng rồi nhưng chưa có chứng chỉ hành nghề nên họ không được dạy học. Hoặc bất cập cũng có thể nảy sinh là có thể các tân cử nhân sư phạm được cấp chứng chỉ hành nghề nhưng lại không được tuyển dụng”, ông Hải nói.
GS.TS Nguyễn Ngọc Phú, Phó chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam, cho rằng, theo điều 16 của dự thảo Luật Nhà giáo về các cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề, việc cấp chứng chỉ có vẻ mang tính chất hành chính, chứ không phải chuyên môn.
“Để cấp chứng chỉ hành nghề, theo tôi, phải do các nhà chuyên môn, các nhà khoa học, các chuyên gia có bằng cấp trong lĩnh vực, ngành nghề đó xem xét, xác nhận thông qua một hội đồng có chuyên môn thực sự về lĩnh vực đó”.
Ông Phú bày tỏ lo ngại việc có thể dẫn đến việc nặng “hành chính hóa” việc cấp chứng chỉ hành nghề nhà giáo. “Biết đâu có thể từ việc này sẽ dẫn đến các tiêu cực trong việc cấp chứng chỉ hành nghề”, ông Phú nói.
Ông Phú góp ý việc cấp chứng chỉ hành nghề trước hết phải thông qua một hội đồng khoa học, có các nhà khoa học chuyên ngành đó tham dự thay vì như dự thảo hiện nay. “Các nhà khoa học có thể là người ở chính tại cơ sở giáo dục đó, là các thầy cô có kinh nghiệm tại cơ sở và dứt khoát phải có lực lượng này. Hơn hết việc xét cấp chứng chỉ phải được thực hiện ở chính các trường- nơi giáo viên, giảng viên đó đang hành nghề giảng dạy”, ông Phú kiến nghị.
Ông Nguyễn Ngọc Phú cũng nêu ra một vấn đề trăn trở: “Nhà giáo có được sử dụng tri thức của mình để mưu sinh không? Tôi nghĩ phải được, các ngành khác đều vậy.
Vấn đề này cần phải được làm rõ trong Luật Nhà giáo. Do đó, nếu chấp nhận điều này, phải công khai điều này ra sao, để các thầy cô thực hành việc đó không bị mang tiếng là dạy ‘chui’.
Liên quan đến việc này, ông Lương Tất Thùy, Phó Chủ tịch Hội cựu giáo chức cơ quan Bộ GD-ĐT cũng góp ý về Điều 11 của dự thảo Luật Nhà giáo về các hành vi bị nghiêm cấm đối với nhà giáo. Dự thảo có đưa ra hành vi bị cấm là ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức.
“Hiện nay, dạy thêm, học thêm biến tướng. Bây giờ cấm dạy thêm, học thêm nhưng giáo viên chủ nhiệm lại thu thập các học sinh lại và giới thiệu, đưa ra trung tâm ngoài để bồi dưỡng. Như vậy thực chất đó vẫn là học thêm, chỉ là hình thức khác. Vậy giờ cấm dạy thêm, học thêm dưới mọi hình thức, trong luật cần phải quy định chặt chẽ. Nếu cấm là cấm hẳn, còn không mở ra cho giáo viên như thế nào cũng cần làm rõ”, ông Thùy nói.
Phát biểu tại hội thảo, TS Nguyễn Ngọc Ân, Chủ tịch Công đoàn giáo dục Việt Nam cảm ơn sự quan tâm và tâm huyết của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục đối với dự thảo Luật Nhà giáo, một bộ luật có tác động mạnh mẽ tới đời sống của nhà giáo trong ngành giáo dục.
Đại diện Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho hay, các ý kiến tại hội thảo sẽ được tổng hợp, gửi tới ban soạn thảo tiếp thu để hoàn thiện dự thảo Luật Nhà giáo.
(责任编辑:La liga)
Thứ trưởng Bộ TN&MT: Tránh sốc bảng giá đất ảnh hưởng người dân, doanh nghiệp
Một nửa “dế” trên thế giới là 'Made in China'
Khi quên mật khẩu đăng nhập vào Windows XP
10 mô hình điện thoại di động tương lai
MC khiếm thị đầu tiên của VTV từng là nạn nhân bạo lực học đường
'Màu của tuyết' – Máy tính HP Pavilion dv6500 CT
Dell M4300 và D430 tiếp cận thị trường
Nhận định, soi kèo Everton vs Peterborough, 2h45 ngày 10/1: Không dễ cho chủ nhà
Xem phim Flash thoải mái hơn với MFP