当前位置:首页 > Cúp C1

Mập mờ thủ tục, bán đất giá “bèo”_keo bonh da

 Một thửa đất vàng hơn 3.000m2 nằm ven đường Xuyên Á thuộc địa bàn xã Tân Phú Trung,bèokeo bonh da huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh được doanh nghiệp thế chấp bảo lãnh vay vốn ngân hàng làm ăn. Do thua lỗ, thửa đất bị Chi cục Thi hành án huyện Củ Chi thông báo bán đấu giá tài sản. Thế nhưng, dù doanh nghiệp đã nộp tiền thi hành án để giải chấp lô đất đúng theo quy định của pháp luật, các cán bộ thi hành án vẫn lừa dối, đẩy doanh nghiệp vào cảnh khốn cùng, bị bán đấu giá oan lô đất vàng với giá "bèo" 1,7 tỷ đồng trong khi giá thị trường lên tới hơn 10 tỷ đồng.

Những dàn xếp "bất thường" của chấp hành viên

Trong đơn gửi tòa soạn, vợ chồng ông Nguyễn Như Tuyển ở xã Tân Phú Trung trình bày: Theo quyết định của Bản án số 733/2012/KDTM-ST ngày 30-5-2012 của TAND TP Hồ Chí Minh và Quyết định thi hành án số 193/QĐ-CCTHA ngày 8-1-2014 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Củ Chi, vợ chồng ông Tuyển phải trả nợ thay số tiền hơn 428 triệu đồng Công ty Hân Vi vay của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam. Theo Quyết định thi hành án số 04/QĐ-CCTHA ngày 2-10-2014 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Củ Chi, phía ngân hàng đã chuyển toàn bộ giấy tờ thế chấp lô đất hơn 3.000m2 cho chi cục để ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản.

Ngày 15-1-2016, ông Nguyễn Hữu Phước, chấp hành viên của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Củ Chi lập biên bản giải quyết thi hành án nêu rõ: Nếu Công ty Hân Vi vi phạm nghĩa vụ thanh toán thì ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phát mãi quyền sử dụng lô đất hơn 3.000m2 để thu hồi nợ. Nay ông Tuyển có nguyện vọng nhận lại tài sản đã thế chấp và đề nghị ngân hàng đồng ý cho ông trả toàn bộ số tiền nghĩa vụ của Công ty Hân Vi. Cùng ngày, ông Nguyễn Hữu Phước có Công văn số 956/CCTHA gửi Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, chi nhánh Hòa Bình đề nghị ngân hàng chấp thuận phương án trên và được ngân hàng đồng ý.

{keywords}
Các ông Nguyễn Hữu Phước (trái) và Nguyễn Văn Nghĩa trao đổi về sự việc.

 Qua trao đổi, ông Phước bày cho vợ chồng ông Tuyển: Không nên nộp tiền trực tiếp cho ngân hàng mà nộp tiền cho chi cục, mọi việc ông Phước sẽ giải quyết. Ngày 22-1-2016, ông Phước nói vợ chồng ông Tuyển đem tiền nộp tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Củ Chi và được ông Phước gọi ông Đông đưa qua kho bạc nộp đủ số tiền 314 triệu đồng. “Ông Phước nói đang họp dưới thành phố, thứ hai lên làm thủ tục giải tỏa lấy "sổ đỏ". Thế nhưng đến ngày 26-1, khi tôi lên để lấy "sổ đỏ", trong lúc chờ ông, lại nghe mọi người nói chuyện tài sản của tôi bị mang bán đấu giá. Khi tôi vô thì ông Phước nói là chưa thể trả sổ cho tôi được”-ông Tuyển trình bày.

Tung hỏa mù, gây khó cho đương sự

Ông Phước vẫn giấu không thông tin cho ông Tuyển việc bán đấu giá. Ngày 27-1, vào lúc 16 giờ 22 phút, ông Phước đã nhắn tin cho ông Tuyển: “Tôi đã làm thủ tục chuyển tiền cho ngân hàng xong”. Nhưng thực tế đến tận ngày 29-1, ông mới cho kế toán chuyển tiền và cũng trong ngày hôm đó, ông Phước phát hành văn bản 262 tạm giữ tài sản. Cùng ngày 29-1, Công ty cổ phần Dịch vụ đấu giá miền Nam ban hành thông báo tiến độ và mời tham dự bán đấu giá. Trước đó, ngày 28-1, ông Phước ký văn bản thông báo về việc có người tham gia đấu giá tài sản lô đất, nêu rõ thời gian đấu giá 14 giờ ngày 2-2 (tức chiều 24 Tết). Bản thông báo còn nêu trước khi mở cuộc đấu giá một ngày, nếu vợ chồng ông Tuyển nộp đủ tiền thi hành án thì có quyền nhận lại tài sản. Điều bất thường là những văn bản này được lập ra nhưng ông Tuyển cho biết vợ chồng ông đều không được nhận, không hay biết.

Ngày 26-1, nghe phong thanh về việc lô đất có thể bị mang bán đấu giá với giá “bèo”, chỉ 1,7 tỷ đồng, ông Tuyển có đơn gửi Chi cục Thi hành án dân sự huyện Củ Chi yêu cầu định giá lại tài sản. Thế nhưng mãi đến ngày 4-2, ông Nguyễn Văn Nghĩa, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện Củ Chi mới ký Văn bản số 1080/CCTHA trả lời đơn yêu cầu định giá lại tài sản của ông Tuyển. Điều kỳ quặc là văn bản trả lời không chấp thuận định giá lại được ký sau khi cuộc đấu giá diễn ra đã 2 ngày.

 “Chúng tôi đã cố gắng thực hiện đúng nghĩa vụ, chủ động nộp tiền sớm từ ngày 22-1, trước thời điểm bán đấu giá tới 10 ngày. Thế nhưng, ông Phước và Chi cục Thi hành án dân sự đã đưa ra thông tin giả, nhắn tin lừa dối, rồi cố tình nộp tiền muộn khiến cho trách nhiệm dân sự của chúng tôi trong vụ án bị thay đổi, bị mất đất trong sự tức tưởi. Ngay cả đề nghị định giá lại tài sản cũng bị phớt lờ. Đơn gửi ngày 26-1, trước cuộc đấu giá 7 ngày nhưng họ lại đợi đến sau cuộc đấu giá 2 ngày mới có công văn phản hồi thì còn tác dụng gì nữa. Rõ ràng đây là hành vi lừa dối người dân”-bà Xuyến, vợ ông Tuyển bức xúc nói.

Để làm rõ sự việc, phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã trao đổi với ông Nguyễn Văn Nghĩa, Chi cục trưởng và ông Nguyễn Hữu Phước, chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự huyện Củ Chi. Song cả hai ông đều cho rằng đã thực thi công vụ đúng quy định. Khi chúng tôi đặt câu hỏi vì sao công dân nộp tiền từ ngày 22-1 nhưng Chi cục Thi hành án dân sự lại để đến tận ngày 29-1 mới chuyển cho ngân hàng, khiến cho người dân bị mất quyền lợi chính đáng, ông Phước cho biết: Chuyển tiền muộn vì còn trình cấp trên ký duyệt các thủ tục. Tuy nhiên, trước bằng chứng về dấu hiệu lừa dối người dân qua tin nhắn, nói "sổ đỏ" lô đất ngân hàng giữ trong khi thực tế chính Chi cục Thi hành án dân sự đang giữ, ông Phước lúng túng không giải thích được. Còn về việc gửi công văn trả lời đơn yêu cầu định giá lại tài sản quá muộn, khi cuộc đấu giá đã diễn ra, ông Nguyễn Văn Nghĩa thản nhiên nói: “Theo quy định thì chi cục có quyền hồi âm đơn trong vòng 10 ngày, chúng tôi trả lời thế là không sai”. Việc định giá lô đất với giá “bèo”, chỉ 1,7 tỷ đồng cũng được hai ông giải thích do lô đất mới có văn bản chấp thuận được chuyển mục đích sử dụng đất nên vẫn phải đấu giá theo giá đất... nông nghiệp.

Cách giải thích, lập luận như trên thật khó có thể chấp nhận nếu nhìn nhận dưới góc độ trách nhiệm của cán bộ, công chức. Bác Hồ đã dạy, việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh. Ở đây, người dân đã nỗ lực thực hiện các nghĩa vụ của mình rất sớm trong vụ án nhưng cán bộ thi hành án đã cố tình nộp tiền muộn, tung tin sai sự thật để họ rơi vào cảnh “tiền mất tật mang”. Có thể nói đây là sự việc hi hữu, hiếm có tiền lệ trong hoạt động thi hành án dân sự. Đề nghị các cơ quan chức năng, trực tiếp là Cục Thi hành án TP Hồ Chí Minh sớm kiểm tra, làm rõ, xử lý nghiêm vụ việc, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân.

Theo Công Minh (QĐND)

分享到: