Chia sẻ tại Hội thảo giới thiệu về kỳ thi đánh giá tư duy 2023,ườngydượcvẫndùngđượckếtquảthitưduycủaBákèo thơm bóng đá PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, trước đây, kỳ thi đánh giá tư duy chỉ được thiết kế riêng cho ĐH Bách khoa và một số trường kỹ thuật. Tuy nhiên, trong năm 2023, ĐH Bách khoa đã có một số điều chỉnh về cấu trúc và nội dung nhằm mở rộng khả năng sử dụng kết quả bài thi này cho các trường ngoài khối kỹ thuật, công nghệ. Cụ thể, bài thi sẽ gồm ba phần: Toán học, Đọc hiểu và Giải quyết vấn đề, diễn ra trong 150 phút trên máy tính với thang điểm tối đa 100. Các câu hỏi được thiết kế theo ba mức độ tư duy: tái hiện, suy luận và bậc cao. “Như vậy, mục tiêu cao nhất của bài thi này vẫn là đánh giá khả năng tư duy của học sinh. Đây là điều quan trọng, bởi dù theo học ngành nghề gì, y dược hay kinh tế, khả năng tư duy vẫn là nền tảng bên cạnh các yếu tố khác như sự cần mẫn, yêu nghề. Nhiều chuyên gia tuyển sinh của một số trường y cũng thừa nhận, việc thí sinh đạt 29 – 30 điểm tại Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia cũng chỉ phản ánh việc các em nắm kiến thức tốt, nhưng chưa thể đánh giá toàn diện về tư duy của của các em”, ông Điền nói. Với vai trò là thành viên của nhóm nghiên cứu hỗ trợ ĐH Bách khoa Hà Nội trong việc xây dựng cấu trúc đề thi tư duy và ma trận câu hỏi, PGS.TS Chu Cẩm Thơ (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) cho biết thêm, mục tiêu của bài kiểm tra tư duy là tìm kiếm những ứng viên có năng lực tư duy phù hợp với việc học bậc đại học. “Nếu tiếp tục những kỳ thi quá phụ thuộc vào kiến thức sẽ bỏ sót học sinh có năng lực tư duy. Hiện nay, các kỳ thi trên thế giới cũng tập trung tìm kiếm ứng viên có kỹ năng tư duy, thay vì thành thạo kiến thức”. Không bỏ hoàn toàn nội dung tự luận Trước những lo ngại về việc đề thi đánh giá tư duy sẽ loại bỏ hoàn toàn nội dung tự luận–vốn nhằm khích lệ học sinh cách tư duy, trình bày và giải quyết vấn đề, ông Điền khẳng định, bài thi không bỏ hoàn toàn phần tự luận. Thay vào đó, các câu hỏi sẽ được thiết kế theo 4 hình thức: chọn đáp án, trả lời đúng-sai, kéo thả và điền vào chỗ trống. Với hình thức thi như vậy, thí sinh vẫn phải có tư duy lập luận và năng lực trình bày tự luận mới có thể làm trọn vẹn bài thi và đạt điểm cao. “Việc đổi mới đề thi như thế cũng sẽ giúp quá trình chấm điểm nhanh hơn, đồng thời tiệm cận với các kỳ thi quốc tế như SAT, ACT…”, ông Điền nói. Đại diện ĐH Bách khoa Hà Nội cũng khẳng định, bài thi này sẽ không nặng về việc đánh giá các kiến thức môn học như Toán, Lý, Hoá. Do vậy, đề thi không khuyến khích, thậm chí ngăn được tình trạng ôn thi "mẹo mực" học vẹt,... Học sinh cần phải tư duy để đạt được điểm cao trong kỳ thi này. ĐH Bách khoa Hà Nội kỳ vọng có thể đáp ứng hơn 10.000 thí sinh tại mỗi đợt thi đánh giá tư duy. ĐH Bách khoa dự kiến: Trong tháng 1/2023 sẽ công bố bộ ví dụ minh họa về câu hỏi thi. Trong tháng 2/2023 triển khai để học sinh thi thử nghiệm bộ câu hỏi thi. Tháng 3/2023 sẽ công bố đề thi mẫu để thí sinh làm quen và đăng ký thi thử. Tháng 4/2023 sẽ tổ chức thi thử online và đăng ký dự thi. Trước khi thi tốt nghiệp THPT, sẽ có hai đợt thi chính thức vào tháng 5, 6. Ngoài 2 đợt này, thí sinh có thể tham gia thi đợt 3 vào tháng 7/2023. Đến tháng 8/2023, dữ liệu kết quả thi sẽ được cung cấp tới các đơn vị xét tuyển
ĐH Bách khoa Hà Nội điều chỉnh nội dung bài thi đánh giá tư duyCấu trúc và nội dung bài thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội được điều chỉnh theo hướng gọn nhẹ hơn, rút ngắn thời gian làm bài từ 270 phút xuống còn 150 phút.