发布时间:2025-01-13 05:38:30 来源:PhongThuyBet 作者:Cúp C1
Cấu trúc đề thi Ngữ văn vào lớp 10 ở TP.HCM thường có 3 phần. Trong đó,ĐềthimônNgữvănvàolớpởTPHCMnămquanhưthếnàtỷ số new zealand câu 1 đọc hiểu nhưng là câu hỏi tích hợp nhiều vấn đề, chỉ cần đọc và hiểu học sinh đã có thể làm trọn vẹn các câu hỏi. Câu 2 nghị luận xã hội, nêu cụ thể bằng từ ngữ có hình ảnh minh họa cụ thể. Câu 3 nghị luận văn học.
Năm 2022: Cách ra đề thi vào lớp 10 theo chủ đề không còn lạ nhưng vẫn bám sát tính thời sự, vừa đảm bảo phần hỏi về kiến thức tác phẩm, tạo độ mở cho những học sinh muốn sáng tạo.
Thầy Bảo Khôi, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, nhìn nhận chủ đề “Thông điệp của thời gian” khá hay, độ phân hoá của đề thi rất tốt. Câu đọc hiểu lựa chọn ngữ liệu khá tốt. Câu hỏi số 4 của phần này hay, đặt ra những lựa chọn giá trị học sinh phải cân nhắc.
Tuy vậy, câu hỏi thứ 3, vốn ở mức thông hiểu, lại hỏi về thông điệp rút ra từ văn bản, thuộc dạng câu hỏi vận dụng. Do vậy, mức độ tư duy cần cân chỉnh lại cho phù hợp với định hướng ra đề thi của Bộ GD-ĐT.
Câu nghị luận xã hội đặt vấn đề rất hay, đặt ra cho học sinh suy nghĩ về mối quan hệ giữa thời gian và sự trưởng thành. Đó có thể là mối quan hệ theo tỉ lệ thuận, nhưng cũng có những cá nhân dẫu phát triển về mặt thể chất chưa chắc trưởng thành về suy nghĩ.
Nêu vấn đề để học sinh nhận thức sự phân biệt giữa “lớn thêm” và “trưởng thành” là yêu cầu phân hoá rất tốt, dành điểm cao cho học sinh biết tìm tòi, đào sâu suy nghĩ.
Về nghị luận văn học, câu 1: “Sang thu” của Hữu Thỉnh - bài thơ hay, hàm súc, tinh tế. Hai khổ thơ yêu cầu phân tích sát với định hướng “biến chuyển của thiên nhiên, con người theo bước đi của thời gian”.
Bản thân việc phân tích khổ thơ thứ 2 trong đề cũng yêu cầu học sinh có những cảm nhận sâu sắc, đáp ứng yêu cầu phân hoá. Phần liên hệ so sánh có phạm vi ngữ liệu khá rộng, mở ra lựa chọn từ thơ sang cả truyện. Vấn đề là học sinh có khả năng lựa chọn tốt ngữ liệu so sánh trong thời gian ngắn để đưa ra những kiến giải phù hợp, xác đáng hay không mà thôi.
Đề 2: Yêu cầu đề không mới, nếu không muốn nói là rất quen thuộc với học sinh. Tuy vậy, cách đặt vấn đề của đề thi hơi rườm rà, nhiều khả năng gây nhiễu thông tin cho học sinh.
Do vậy, người ra đề cần cân nhắc hơn về kỹ thuật thực hiện đề thi, nhất là với các lớp ở bậc THCS và với một kỳ thi nhiều áp lực như kỳ thi tuyển sinh lớp 10, đặc biệt là ở TP.HCM.
Đề thi cụ thể như sau:
Năm 2021: do dịch Covid-19, TP.HCM không tổ chức thi vào lớp 10 và tuyển sinh theo hình thức xét tuyển.
Năm 2020: Lần đầu tiên có đề thi hệ thống theo chủ đề nhất quán, qua ba phần là: Lắng nghe. Đề thi được đánh giá khoa học, logic và bám sát tính thời sự. Đề vừa đảm bảo phần hỏi về kiến thức tác phẩm, kiểm tra kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng lập luận vừa tạo độ mở cho những học sinh muốn sáng tạo.
Chủ đề: Lắng nghe (Lắng nghe để thay đổi, lắng nghe để yêu thương, lắng nghe để hiểu biết).
Cô Nguyễn Minh Ngọc, Giáo viên Văn Trường THPT Đinh Thiện Lý, cho hay, đây là lần đầu tiên có 1 đề thi hệ thống theo chủ đề nhất quán.
Đề thi khoa học, logic và bám sát tính thời sự, vừa đảm bảo phần hỏi về kiến thức tác phẩm, kiểm tra kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng lập luận vừa tạo độ mở cho những học sinh muốn sáng tạo, ngay cả câu 1 nghị luận văn học, cũng có tới 3 lựa chọn cho học sinh.
Theo cô Ngọc với đề này nếu có gây khó, chỉ khó với kiểu học tủ, học theo văn mẫu.
Đề thi cụ thể như sau:
Câu 1: 3 điểm
Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
DỊCH BỆNH COVID-19
Tính đến 7 giờ ngày 11/7/2020, dịch bệnh Covid-19 đã lan rộng đến 213 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Có 12.614.187 người nhiễm bệnh, trong số đó 561.980 người tử vong.
Đại dịch đã gây hoảng loạn và xảo trộn trên toàn cầu. Việc cách li và phong tỏa diễn ra ở nhiều nơi. Các công ty, xí nghiệp, trường học đóng cửa hàng loạt. Sản xuất đình trệ, kinh doanh thua lỗ, giáo dục gián đoạn, nhiều hoạt động thường nhật trong cuộc sống cũng không thể tiếp tục.
Con người đối mặt với những thách thức lớn và nhận ra một trong những cách chống chọi với hoàn cảnh chính là quan sát và lắng nghe những gì đang diễn ra để có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tại.
Lắng nghe thế giới tự nhiên để tìm nguyên nhân dịch bệnh, chúng ta nhận ra con người đang hủy hoại cuộc sống bình yên của nhiều loài, điều này buộc mỗi người phải thay đổi cách đối xử với môi trường. Lắng nghe chính mình trong những ngày cách li xã hội, chúng ta biết được những gì thật sự cần thiết cho bản thân và chọn lối sống đơn giản hơn.
Lắng nghe mọi người xung quanh, chúng ta thấu hiểu được bao nỗi niềm của những mảnh đời cơ cực trong mùa dịch để rồi biết yêu thương nhiều hơn, biết chia sẻ để không ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến chống Covid-19. Chắc hẳn đó cũng là lí do dẫn đến sự ra đời của cây "ATM gạo", của các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo và nhiều chính sách hỗ trợ khác diễn ra trong thời gian này. Đại dịch Covid-19 đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nhưng nó cũng giúp chúng ta phải nhìn lại nhiều thử và lắng nghe nhiều hơn.
a) Dựa vào văn bản, hãy cho biết đại dịch Covid-19 đã gây ra những hoảng loạn và xáo trộn nào trên toàn cầu? (0,5 điểm)
b) Chỉ ra một phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn cuối của văn bản. (0,5 điểm).
c) Xác định nội dung văn bản.
d) Trong cuộc sống, giữa ba việc: lắng nghe chính mình, lắng nghe mọi người xung quanh và lắng nghe thế giới tự nhiên, em quan tâm đến việc nào nhất? Vì sao? (Trả lời trong khoảng 3 – 5 dòng) (1,0 điểm)
Câu 2: (3 điểm)
Phải chăng lắng nghe là một biểu hiện của yêu thương? Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) để trả lời câu hỏi trên.
Câu 3: (4 điểm)
Thông qua tác phẩm, tác giả cất lên tiếng nói của mình. Thông qua quá trình đọc, người đọc lắng nghe những thông điệp mà tác giả gửi gắm:
Thông điệp về những giá trị sống tốt đẹp cần gìn giữ ở mỗi người qua đoạn thơ:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trắng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Ánh trăng, Nguyễn Duy)
|Thông điệp về những cảm xúc yêu thương dành cho gia đình qua đoạn thơ:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
(Bếp lửa, Bằng Việt)
Thông điệp về khát vọng cống hiến cho xã hội qua đoạn thơ
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
(Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải)
Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1
Em hãy viết bài văn trình bày cảm nhận về một trong ba thông điệp trên. Từ đó, liên hệ với một tác phẩm khác để làm nổi bật thông điệp mà em chọn.
Đề 2
Từ những gợi ý trên và từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học, hãy viết bài văn với nhan đề: “Lắng nghe tác phẩm – Hiểu về cuộc sống”.
Năm 2019: Đề thi được đánh giá mới mẻ, thú vị.
Đề thi cụ thể như sau:
Câu 1 (3 điểm) Em hãy đọc đoạn 2 văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Văn bản 1: Gần đây, trên mạng xã hội liên tục xuất hiện các bức ảnh về việc làm tình nguyện của giới trẻ được chụp trước và sau khi hoàn thành các hoạt động tình nguyện như: xóa “điểm đen” về rác, sơn vẽ nhà mẫu giáo, tu sửa nhà tình thương, xây nhà cho người nghèo, kêu gọi không sử dụng đồ nhựa…
Đây là bức ảnh tham gia cuộc thi “Thách thức để thay đổi” (Cuộc thi do Trung ương Đoàn và Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp tổ chức) nhằm lan tỏa thông điệp: Giới trẻ cần dấn thân vào các hoạt động tình nguyện để thử thách bản thân trước những thách thức của cuộc sống, nhằm thay đổi chính mình và thay đổi cuộc đời của nhiều người (Theo Vũ Thơ- Người trẻ thách thức bản thân để thay đổi- Báo Thanh Niên ngày 18/4/2019).
Văn bản 2: Hãy thách thức bản thân. Thách thức bằng những thách thức không ai biết, chỉ có bản thân mình chứng kiến. Ví dụ: Dù ở nơi không có con mắt của người đời vẫn sống chính trực, dù những khi chỉ có có một mình vẫn giữ đúng luật lệ, phép tắc.
Và khi đã chiến thắng trong nhiều thử thách, khi thẳng thắn tự mình nhìn lại bản thân và hiểu ra bản thân là người có phẩm hạnh cao, lúc ấy con người sẽ có được lòng tự tôn thật sự. Việc này sẽ trao cho ta lòng tự tin mạnh mẽ. Đó chính là phần thưởng dành cho bản thân. (Theo Shiratori Haruhiko, Lời của Nietzsche cho người trẻ, NXB Thế giới, 2018).
a. Xác định phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn (1) của văn bản 2. (0,5 điểm)
b.Dựa vào văn bản 1, hãy cho biết thông điệp mà cuộc thi “Thách thức để thay đổi” muốn lan tỏa tới cộng đồng. (0,5 điểm)
c. Chỉ ra một điểm chung và một điểm khác biệt về nội dung của hai văn bản trên. (1,0 điểm)
d. Theo em, có phải lúc nào việc thách thức bản thân cũng giúp chúng ta thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn? (Trả lời trong khoảng 3 – 5 dòng). (1,0 điểm)
Câu 2: (3,0 điểm)
Câu chuyện của những cái cây:
Có lẽ những cách ứng xử của cây 2, 3, 4 đối với cây 1 cũng là những cách ứng xử của một số bạn trẻ đối với một ai đó nổi bật hơn mình. Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang thi) bàn về một trong ba cách ứng xử ấy.
Câu 3: (4,0 điểm)
Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1:
Cảm nhận của em về tình cảm mà người cha dành cho con trong tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Từ đó liên hệ với thực tế cuộc sống hoặc với một tác phẩm khác cũng viết về đề tài gia đình để thấy được sức mạnh của tình cảm gia đình
Đề 2:
Mỗi bài thơ của chúng ta
Phải như một ô cửa
Mở tới tình yêu
(Trích Liên tưởng tháng Hai, Lưu Quang Vũ)
Từ những trải nghiệm trong quá trình đọc thơ, hãy viết về một bài thơ hoặc một đoạn thơ “như một ô cửa/mở tới tình yêu” trong em.
相关文章
随便看看