您的当前位置:首页 >Nhận Định Bóng Đá >Cậu trò giỏi liệt tứ chi 'mơ làm bác sĩ và mong không ai khuyết tật như mình’_keonhacai com vn 正文
时间:2025-01-24 05:29:04 来源:网络整理编辑:Nhận Định Bóng Đá
Tin thể thao 24H Cậu trò giỏi liệt tứ chi 'mơ làm bác sĩ và mong không ai khuyết tật như mình’_keonhacai com vn
Những cuộn bông băng bó chặt tuổi thơ
Không như những đứa trẻ khác,ậutrògiỏiliệttứchimơlàmbácsĩvàmongkhôngaikhuyếttậtnhưmìkeonhacai com vn con đường đến trường của Nguyễn Văn Minh Chí (SN 2011, lớp 7, Trường TH và THCS Gio Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) vô cùng gập ghềnh.
Chí là anh cả trong gia đình có 3 anh em. Từ lúc chào đời, em đã bị liệt tứ chi. Chị Nguyễn Thị Lan Hương (SN 1987, trú xã Gio Việt), mẹ của Chí, kể: “Ngày biết con bị liệt tứ chi, tôi như ngã quỵ. Nghĩ đến viễn cảnh con không thể đi lại, đến trường như các bạn, nước mắt tôi lăn dài”.
3 ngày tuổi, Chí đã phải thực hiện cuộc phẫu thuật đầu đời để nắn lại 2 tay và 2 chân. Kể từ đó, những cuộn bông băng trắng toát đã bó chặt đôi chân bé bỏng và tuổi thơ em...
Những tháng ngày đó, gia đình em vào ra bệnh viện như cơm bữa. Cứ 7 ngày, ba mẹ lại thuê xe đưa Chí vào Bệnh viện Trung ương Huế để khám và thay băng bó bột mới.
Sau 8 tháng ròng rã, Chí được tháo băng khỏi cơ thể. Các bác sĩ tiếp tục phẫu thuật nâng mu bàn tay, bàn chân cho em. Khoảnh khắc này, cả gia đình nín thở, trông đợi vào những cử động đầu tiên từ đôi tay và đôi chân em.
Thế nhưng, đáp lại sự trông đợi của gia đình chỉ là sự bất động. Đôi chân và đôi tay của Chí vẫn cong vênh và yếu, các cơ chân của em không hoạt động.
Thêm một lần nữa, chị Lan Hương nuốt nước mắt vào trong. Trong thâm tâm chị, niềm tin, hy vọng gom góp bấy lâu nay dường như đã vỡ vụn. Tuy nhiên, chị cố không khóc.
Chị sợ, nếu khóc nhiều trước mặt Chí sẽ thành thói quen và nếu Chí thấy, chắc con sẽ buồn tủi. Nhiều lần, đôi mắt đỏ hoe, đục ngầu nhưng chị vẫn gắng gượng chơi đùa và hướng dẫn Chí học chữ.
Biết bệnh tình của con không thể chữa trị, chị Hương ôm con về nhà. Hàng ngày, chị chở con đến trung tâm người khuyết tậtở huyện Gio Linh, cách nhà hơn 10km, để tập phục hồi chức năng.
Ý chí của Chí
Năm lên 3 tuổi, em tỏ vẻ rất thích viết chữ, vẽ tranh. Vợ chồng chị Hương mua vở, bút về cho con. Những ngày đầu, tay Chí không thể cầm bút.
Vợ chồng chị Hương động viên con thử cầm bút bằng chân. Tuy nhiên, khi Chí cho bút vào chân, không có điểm tựa nên ngòi bút cứ lăn lóc rồi rơi ra. Chí không nản chí. Hàng ngày em luyện tập, hành trình này của em luôn có bố mẹ kề cận, động viên.
Để có thể chăm lo toàn tâm toàn ý cho con, chị Hương phải nghỉ ở nhà. Ngôi nhà nơi Chí ở, ba mẹ đã thiết kế đường đi riêng để con di chuyển bằng xe lăn. Các cửa vào phòng cũng to, rộng, thuận tiện cho xe ra vào.
Năm 4 tuổi, Chí đã tự viết chữ bằng đôi chân của mình. Những chữ cái đầu tiên to, thô và nguệch ngoạc nhưng nó khiến ba mẹ Chí đã rơi nước mắt. Dần dần, cậu bé người Quảng Trị đã biết dùng đôi chân giữ chặt ngòi bút, rèn nét để viết chữ đẹp và nhanh hơn.
Năm lên 6 tuổi, Chí xin gia đình đi học. Nghe con nói, chút đắn đo thoáng hiện trên đôi mắt người làm cha làm mẹ. Nhưng cuối cùng, họ đã mạnh dạn đến trường trình bày nguyện vọng với ban giám hiệu. Các thầy lo ngại Chí viết chữ bằng chân không theo kịp các bạn trong lớp tuy nhiên cũng tạo điều kiện cho em thử sức.
Chí vẫn nhớ nguyên vẹn cảm xúc ngày đó - sự vui mừng khi được đi học, xen nỗi lo lắng bị các bạn cười đùa về sự khác biệt của mình. Thế nhưng không những không trêu đùa, bạn còn hỗ trợ Chí rất nhiều trong việc học.
Nhiều năm nay, Chí được cả lớp tạo điều kiện chỉ học một phòng cố định gần cổng trường để gia đình thuận tiện đưa đón em đi học. Ở lớp, Chí được đặc cách môn Thể dục. Môn Tin học phải lên tầng 2, đi lại khó khăn nên gia đình xin cho Chí tự học ở nhà.
Ba mẹ Chí chuẩn bị cho em bộ bàn ghế riêng biệt để ngồi giữa nền nhà học. Mọi sự cố gắng đó đều đã được đền đáp.
Ba năm đầu tiểu học, Chí đạt học sinh tiên tiến, các năm lớp 4, 5, 6 Chí đã vươn lên đạt học sinh giỏi. Đặc biệt, năm lớp 6, với 9,3 điểm trung bình tổng kết năm học của Chí cao nhất lớp.
Em tham gia nhiều cuộc thi học sinh giỏi và đạt giải cao. Ở cuộc thi môn Toán cấp trường, em đạt giải Nhì. Thi Trạng Nguyên môn Tiếng Việt lúc Chí học lớp 5, em đạt giải Nhì. Ngoài ra, em tham gia các cuộc thi IOE cấp tỉnh, các lớp 5, 6.
Chí nói em muốn sau này theo nghề bác sĩ để có thể chữa bệnh cho tất cả mọi người. Em cũng mong không ai phải chịu cảnh khuyết tật như mình.
Chị Hương chia sẻ: “Chí là người rất tình cảm. Con quan tâm mọi người trong gia đình và rất ra dáng anh cả khi hướng dẫn 2 em học bài.
Ở lớp, con cũng được nhiều lời khen từ thầy cô, bạn bè. Chính sự nỗ lực của con đã trở thành động lực cho chính tôi trong cuộc sống".
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 32025-01-24 05:49
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp2025-01-24 05:45
Đầu năm, Vân Dung đã diễn kịch 'Tin ở hoa hồng'2025-01-24 05:30
Giới trẻ quậy phá náo động phố trung thu2025-01-24 05:12
Gala Thách thức danh hài: Bà chè 'trăm triệu' trở lại khiến Trấn Thành câm nín2025-01-24 05:08
Bộ Văn hoá lên tiếng về tranh chấp sổ đỏ dinh thự vua Mèo Hà Giang2025-01-24 04:53
Sống như thời 'ăn hang ở lỗ', dân làng cổ Đường Lâm kêu cứu2025-01-24 04:46
Bạo lực gia đình phía sau cánh cửa dưới góc nhìn nghệ thuật sắp đặt2025-01-24 03:53
Mùa Vu Lan, xin đừng làm mẹ khóc2025-01-24 03:50
Jungle Cruise: 'The Rock' và Emily Blunt đóng bom tấn phiêu lưu mới của Disney2025-01-24 03:41
Sao đẹp tuần qua: Thanh Hằng, Hoà Minzy phá cách quấn khăn làm váy2025-01-24 06:13
Thon thả hơn thời son rỗi nhờ giảm 40 kg sau sinh2025-01-24 06:11
'Hậu duệ mặt trời' bất ngờ có thêm 3 tập đặc biệt2025-01-24 05:45
'Nhà trọ Balanha' thế sóng 'Cô gái nhà người ta'2025-01-24 05:42
Đôi vợ chồng biến ô tô cũ thành căn hộ tiện nghi, thỏa ý đi du lịch2025-01-24 05:41
Kỳ lạ ngôi làng kiêng kị không cho phụ nữ tham gia Lễ hội2025-01-24 05:32
Hình ảnh quá phản cảm tại chùa Bái Đính2025-01-24 04:11
Thưởng lãm các tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh xuất sắc2025-01-24 04:07
Lao vào vòng xuyến thiếu quan sát đâm ô tô, đôi nam nữ đi xe máy ngã sõng soài2025-01-24 03:50
Tùng Dương, Hương Hồ, Thanh Lam bật khóc nức nở vì loại thí sinh Inbox2025-01-24 03:46