Những nỗi lo thường trực khi sống chung với ĐTĐ
Trên thế giới,ảmáplựctâmlýsốngchungvớiđáitháođườngnhờcôngnghệmớkeo nha cai 5.net cứ 10 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). Hiện có hơn nửa tỉ người mắc đái tháo đường, con số này đang gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Tại Việt Nam hiện nay, Bộ Y Tế công bố có khoảng 7 triệu người mắc đái tháo đường.
Đáng chú ý Liên đoàn Tiểu đường Quốc tế năm 2024 đã báo cáo có hơn 1/3 người mắc đái tháo đường thấy đau khổ khi mắc bệnh và có đến 63% người cảm thấy lo sợ những biến chứng của bệnh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ.
5 năm trước khi mang thai ở tuần thứ 24, chị Bảo Yến (30 tuổi, Tiền Giang) được chẩn đoán mắc ĐTĐ. Cứ ngỡ rằng sau khi sinh xong, ĐTĐ thai kỳ sẽ chấm dứt nhưng chị lại bất ngờ hơn khi được chẩn đoán mắc ĐTĐ tuýp 2 và phải tiếp tục sống chung với bệnh.
“Thời gian đầu tôi và gia đình rất khó để chấp nhận điều đó, cũng như thói quen ăn uống, sinh hoạt và lối sống của gia đình đều phải thay đổi để giúp tôi quản lý bệnh”, chị Bảo Yến cho hay.
Giảm gánh nặng tâm lý với công nghệ CGM
Sống cùng ĐTĐ không hề dễ dàng vì phải theo dõi đường huyết liên tục, từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống phù hợp để kiểm soát đường huyết, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Khác với việc theo dõi đường huyết mao mạch bằng BGM, theo dõi đường huyết liên tục CGM không cần trích máu ngón tay. Thay vào đó, CGM sử dụng cảm biến để theo dõi đường huyết một cách tiện lợi, không xâm lấn.
Năm 2020 tại Việt Nam, CGM đã được Bộ Y tế khuyến khích sử dụng cho những người muốn kiểm soát đường huyết tốt hơn và những bệnh nhân nhập viện cần theo dõi đường huyết.
Gần đây, Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã giới thiệu hướng dẫn quy trình đầu tiên về theo dõi đường huyết liên tục (CGM). Chuyên gia kỳ vọng, hướng dẫn này sẽ mang lại những thay đổi lớn trong việc quản lý đái tháo đường, góp phần làm giảm gánh nặng chi phí cho người bệnh và hệ thống y tế.
Cải thiện chất lượng cuộc sống với công nghệ tiên tiến
FreeStyle Libre là một trong những thiết bị CGM được nêu trong hướng dẫn trên. Có mặt tại Việt Nam vào năm 2021, thiết bị đã giúp thay đổi cuộc sống của khoảng 6 triệu người bệnh ĐTĐ ở hơn 60 quốc gia trên thế giới.
Thiết bị gồm 2 phần chính: đầu đọc cầm tay, và cảm biến dùng 1 lần được đeo ở mặt sau cánh tay. Cảm biến giúp đo lượng đường trong dịch mô kẽ liên tục trong 8 tiếng, qua một sợi tơ mỏng và mềm dẻo, đã được đưa vào dưới da. FreeStyle Libre được chứng minh là giải pháp đáng tin cậy và chính xác khi tham chiếu với theo dõi đường huyết thông thường.
Chị Yến cho biết chị cảm thấy may mắn bởi công nghệ CGM giúp chị và gia đình thoải mái hơn trong sinh hoạt.
“Thiết bị FreeStyle Libre ứng dụng công nghệ CGM giúp tôi hiểu được dao động của đường huyết, từ đó chủ động điều chỉnh món ăn, lối sống, cũng như nhanh chóng nhận được lời khuyên của bác sĩ để giữ đường huyết trong khoảng an toàn”, chị Yến chia sẻ.
Ngày Đái tháo đường thế giới 14/11 năm nay với chủ đề của "Đái tháo đường và sự bình an" cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần khi quản lý căn bệnh này.
Đối với những người sống chung với ĐTĐ như chị Yến, thiết bị theo dõi đường huyết liên tục FreeStyle Libre đã gắn bó với họ như người bạn đồng hành. Không chỉ giúp giảm nhẹ những áp lực khi quản lý bệnh, mà còn cung cấp bức tranh toàn cảnh về đường huyết hỗ trợ cho việc ngăn ngừa biến chứng, sống trọn vẹn hơn.
Thiết bị đến từ Abbott, công ty chăm sóc sức khỏe toàn cầu giúp mọi người sống cuộc sống khỏe mạnh và trọn vẹn nhất thông qua danh mục đa dạng các sản phẩm từ dinh dưỡng, dược phẩm, đến chẩn đoán và thiết bị y tế.
Thông tin về công nghệ CGM và cách sử dụng thiết bị FreeStyle Libre có tại website chính thức của Abbott tại Việt Nam.
Phương Dung