Nghệ sĩ Lệ Thủy sinh năm 1948,ĐiềulolắngvàtrăntrởcủaNSNDLệThuỷởtuổxem bóng da truc tiep được đánh giá là cô đào sáng giá của sân khấu cải lương, nhận danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) năm 2012.
Từ khi 16 tuổi đoạt giải Thanh Tâm, đến nay 76 tuổi, qua bao dâu bể của cuộc đời và nghệ thuật, NSND Lệ Thuỷ vẫn là “cô đào ngoại hạng” với giọng hát "kim pha thổ" trời cho. Bà luôn giữ cách ca diễn mộc mạc và lối sống bình dị, như một người Nam Bộ bình thường. Sau 4 năm, NSND Lệ Thuỷ trở lại Thủ đô nhận giải “Thành tựu trọn đời” - Giải thưởng Đào Tấn với cảm xúc “không thể diễn tả bằng lời”.
- Ở tuổi U80, được trao giải “Thành tựu trọn đời” - Giải thưởng Đào Tấn, cảm xúc của bà thế nào?
Khi nhận giấy mời ra Hà Nội, tôi nghi ngờ không biết có phải thật. Tôi hỏi lại ban tổ chức, họ khẳng định tôi được trao Giải thưởng Đào Tấn. Đào Tấn là nhà thơ, nhà từ khúc (người sáng tác một loại hình thơ ca cổ - PV), nhà soạn tuồng xuất sắc của Bình Định, được sân khấu hát bội tôn vinh là Hậu Tổ, nên tôi rất vui khi nhận giải này.
Trước khi ra Hà Nội, nhiều suy nghĩ quẩn quanh trong đầu tôi. Thứ nhất, vì tôi lớn tuổi, lại được vinh danh ở Hà Nội nên không biết khán giả còn nhớ tới mình. Tôi sắp rời xa sân khấu, lại được giải cao quý Thành tựu trọn đời, nên cảm xúc lẫn lộn, tâm hồn cứ lâng lâng, không biết vui hay buồn.
- Hà Nội để lại cho bà những ấn tượng, kỷ niệm ra sao mỗi lần ra thăm?
Tôi ra Hà Nội lần đầu năm 1976. Chúng tôi là đoàn cải lương đầu tiên của TPHCM sau năm 1975 biểu diễn phục vụ Đại hội Đảng lần 4.
Tôi nhớ lần biểu diễn vở Cây sầu riêng trổ bông, khi hát câu "Khichưa xanh lá sầu riêng ta trồng/Bão tố phong ba đã chia ly tình yêu tuổi xuân/Trao nhau khúc hát thủy chung trong lòng/Hãy đợi anh về/Vững lòng em đợi chờ anh", cả khán phòng đồng loạt vỗ tay rần rần, khiến tôi bị khớp muốn quên lời. Câu hát đó như chạm tới trái tim của nhiều người, họ vừa vỗ tay vừa khóc. Những kỷ niệm đó tôi không bao giờ quên.
Không chỉ biểu diễn phục vụ đại hội, đoàn còn đi các tỉnh thành, chuyến đi kéo dài cả tháng, từ dịp Noel đến gần Tết mới trở về TPHCM.
Tôi còn có một kỷ niệm vui về ẩm thực. Ở TPHCM, ăn phở có rau, giá, nhưng ở Hà Nội "không có gì hết trơn". Tôi xuống bếp xin rau, mọi người nói chỉ có mùi. Tôi nhìn quanh thấy ngò, mà nói không có, kỳ vậy (cười). Hóa ra ngoài Bắc gọi ngò là rau mùi. Mỗi lần ra Hà Nội, thấy cọng ngò là tôi lại nói "mùi, mùi, mùi", như trẻ con học nói.
- Cuộc sống hiện tại của bà như thế nào?
Tôi sống an yên, vui vầy bên con cháu. Dù không đi hát thường xuyên, tôi vẫn thi thoảng nhận lời tham gia một số sự kiện thương mại.
Tôi luôn phân định rõ giữa con người sân khấu và vai trò phụ nữ trong gia đình. Rời ánh đèn, tôi lo cho gia đình chu toàn, gần gũi con cái. Cuộc sống gia đình cần phải vun vén và có trách nhiệm chăm sóc, giữ gìn để các thành viên gắn kết.
Dù được nhiều người biết đến, nhưng về nhà, trong giao tiếp với chồng, đối đãi với con cái, tôi cần bao dung và hạ cái tôi để mọi chuyện yên ấm.
Tôi may mắn vì có gia đình luôn bên cạnh an ủi, lo lắng. Đi diễn hay du lịch đều có con trai theo cùng chăm sóc.
Thời gian còn lại, tôi cùng mọi người đi thiện nguyện. Ở tuổi thất thập mà vẫn sống tốt nhờ cát-sê, đó là Tổ nghiệp đãi ngộ, nên tôi cần chia sẻ. Cuộc sống vô thường, giúp được ai nên giúp.
- Điều gì khiến bà dù ở tuổi U80 vẫn nhiều năng lượng, từ giọng hát đến vẻ ngoài? Bà có can thiệp thẩm mỹ không?
Tôi luôn giữ tinh thần lạc quan, đặc biệt rất thích hát, bởi nó khiến tôi vui. Có lẽ, ông Trời định sẵn tôi chỉ có thể là nghệ sĩ. Dù hơn 60 năm theo nghiệp cầm ca, nhiều lúc nhìn mọi người diễn, tôi thấy tiếc và "nổi lòng tham". Nhìn các bạn trẻ ca, tôi chỉ ước được hát vài bài như thế, ước mình trẻ lại. Nhưng nghĩ lại đã quá tuổi, tham hay tiếc đều không được, đành nghe lại các vở tuồng cũ cho vui.
Nghệ sĩ so với người thường đã khác, luôn trẻ trung vì thường xuyên son phấn, giữ hình ảnh đẹp với khán giả. Là người của công chúng nên sáng thức dậy, ra đường phải xinh đẹp.
Trước đây tôi từng sửa mũi, cắt mắt, điều đó bình thường vì là nghệ sĩ, nên chẳng cần giấu. Hiện tại, tôi vẫn dùng mỹ phẩm và dưỡng chất để chăm sóc da.
- Bà có truyền nghề cho nghệ sĩ nào?
Thứ nhất, tôi không có sức khỏe, rất muốn chia sẻ với đàn em những gì mình biết về nghề nhưng không thể ngồi lâu, nên tôi không nhận dạy ai.
Nhiều năm qua, các cuộc thi vọng cổ, chương trình truyền hình mời tôi làm giám khảo nhưng tôi đều từ chối. Ngồi một lúc lại uốn éo "như con sâu đo", bị máy quay chĩa vào rất kỳ. Hơn nữa, tôi hay nghĩ gì nói đấy, sợ không khéo sẽ động chạm, gây tranh cãi, tốn thời gian của mọi người.
Thứ hai, tôi vẫn biểu diễn trên sân khấu, cũng là nghệ sĩ như họ, sao dám chấm ai (cười).
- Hiện bà còn trăn trở, lo lắng điều gì cho bản thân và nghệ thuật cải lương?
Tôi lo lắng vì sức khỏe không tốt do bệnh gai cột sống.
Khi tôi đi miền Tây, thấy mọi người vẫn rất yêu thích cải lương, chỉ mong có nhiều sân khấu để các bạn trẻ bộc lộ tài năng. Nghệ thuật cần diễn liên tục và thay đổi dựa trên cảm xúc khán giả. Diễn càng nhiều càng hay. Khán giả thích một vở tuồng nghĩa là chúng tôi đã diễn ít nhất 30 suất để nhuần nhuyễn như vậy.
Tôi chỉ mong thế hệ kế cận cố gắng giữ sân khấu, để các nghệ sĩ đi trước thấy ấm lòng vì có người tiếp nối.
NSND Lệ Thuỷ thể hiện "Thương lắm Việt Nam":
U80, NSND Lệ Thuỷ bất ngờ được tôn vinhHơn 60 năm cống hiến cho nghệ thuật, NSND Lệ Thuỷ vẫn là “cô đào ngoại hạng” với giọng hát "kim pha thổ" trời cho, xứng đáng với giải "Thành tựu trọn đời" - Giải thưởng Đào Tấn.