Tôi thậm chí bật cười trước một chia sẻ "bất lực": "Thắt lưng buộc bụng thôi chứ còn biết làm gì. Cái gì cắt giảm được thì cắt giảm,ìhoãnđếnbaogiờkèo banh ví dụ định sinh hai đứa thì sinh một thôi".
Chi phí sinh hoạt tăng cao, thu nhập giảm - người dân nhiều năm nay gồng mình để vượt qua những khó khăn về kinh tế hậu đại dịch. Bức xúc và thất vọng là cảm giác dễ hiểu.
Nếu nói về luật, tôi không phản đối câu trả lời của Bộ Tài chính. Hai lý do Bộ đưa ra là chỉ số giá tiêu dùng CPI chưa biến động trên 20% kể từ giữa năm 2020 (lần điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất), và sẽ chờ đến năm 2025 để sửa đổi Luật thuế TNCN một cách toàn diện.
Theo quy định hiện hành, mức giảm trừ bản thân của mỗi người nộp thuế TNCN là 11 triệu đồng/tháng, và của mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào quy định cứng nhắc trong luật và kế hoạch định trước thì nhiệm vụ nghiên cứu tăng mức giảm trừ gia cảnh - mà Quốc hội đã giao Chính phủ năm ngoái và Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuấtngay tại phiên họp đầu tháng 2 năm nay - lại càng chậm trễ, không đúng tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh" vừa được đưa ra.
Mức giảm trừ gia cảnh đã thấp và lạc hậu, nếu bị trì hoãn sẽ càng lạc hậu hơn.
Doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, cắt giảm việc làm, giảm thu nhập, giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng cao, đối tượng chịu tác động trực tiếp nhất vẫn là những người lao động. Trong khi Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch, tôi chưa thấy có chính sách nào hỗ trợ trực tiếp cho người lao động một cách phù hợp, thực tế.
Có ba lý do cần thiết sau để sớm ban hành chính sách hỗ trợ - tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người lao động.
Thứ nhất, biến động 20% chỉ số giá tiêu dùng CPI làm căn cứ điều chỉnh giảm trừ gia cảnh là một mức cao và khá xa vời. Hai lần điều chỉnh trước được thực hiện trong những bối cảnh khác nhau. Lần thứ nhất vào năm 2012, sau khi Việt Nam trải qua hai năm lạm phát hai con số (năm 2010: 11,75% và năm 2011 cao kỉ lục: 18,13%). Lần thứ hai vào năm 2020, CPI biến động trên 20%. Nếu chờ đợi CPI biến động đủ lớn, chưa biết vật giá lúc đó đã leo thang đến đâu.
Trong khi, với bối cảnh hậu đại dịch và suy giảm kinh tế thế giới, người lao động rất cần có chính sách kịp thời để tháo gỡ khó khăn.
Bên cạnh đó, CPI là một chỉ số để thực hiện điều hành kinh tế vĩ mô, khó có thể phản ánh chính xác mức biến động chi tiêu, tiêu dùng của người dân để làm căn cứ xây dựng mức giảm trừ gia cảnh. CPI được xây dựng dựa trên một rổ hàng hóa gồm 754 mặt hàng, dịch vụ và mỗi mặt hàng, dịch vụ lại có một tỷ trọng chi tiêu khác nhau (gọi là Quyền số). Như vậy, sẽ có những mặt hàng tăng giá cao nhưng chiếm tỷ trọng chi tiêu thấp; hoặc mặt hàng đó không nằm trong rổ hàng hóa thì sẽ phản ảnh không đáng kể hoặc không phản ánh được vào chỉ số CPI. Quan trọng hơn, các mặt hàng dịch vụ và tỷ lệ quyền số chỉ được cập nhật sau mỗi 5 năm, do đó không phản ảnh kịp thời biến động giá cả qua từng năm. Nếu tiếp tục dựa vào chỉ số CPI để xây dựng mức giảm trừ gia cảnh thì cần hạ thấp ngưỡng biến động xuống 5% hoặc 7% để kịp thời xem xét điều chỉnh mức này.
Thứ hai, cần có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nộp thuế TNCN thông qua việc tăng mức giảm trừ gia cảnh, khi chính sách giảm thuế GTGT 2% không mang lại lợi ích đáng kể với người lao động. Ví dụ một gia đình có tổng mức chi tiêu mua sắm hàng hóa dịch vụ chịu thuế 10% là 5.000.000 đồng một tháng thì được giảm 2% thuế GTGT tương ứng với 100.000 đồng một tháng. Nhưng nếu tăng mức giảm trừ gia cảnh thì có thể làm giảm bậc thuế TNCN và giảm trực tiếp 5% thuế TNCN, sẽ là mức giảm đáng kể đối với người lao động.
Đấy là chưa kể, tôi quan sát thấy một số cơ sở kinh doanh chọn cách tăng giá hàng hóa dịch vụ tương ứng với mức giảm thuế GTGT để không phải điều chỉnh lại giá bán sau thuế, nhằm tránh phát sinh chi phí vận hành - cũng là một bất lợi cho người tiêu dùng cá nhân.
Thứ ba, tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, đặc biệt là con cái, sẽ góp phần khuyến khích tăng tỷ lệ sinh. Việt Nam đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, và sẽ sớm kết thúc trong khoảng 10 năm tới. Nếu tỷ lệ sinh không được cải thiện, Việt Nam dần sẽ trở thành một nước già hóa dân số, kéo theo gánh nặng về an sinh xã hội và thiếu lực lượng lao động. Chính sách hiện hành quy định mức giảm trừ cho người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng một tháng. Mức chi hàng tháng để nuôi một đứa con từ lúc sinh ra cho tới năm 18 tuổi thực tế đã vượt rất xa con số này.
Các nước lân cận như Thái Lan, Singapore hay Hàn Quốc đều có hỗ trợ đặc biệt để giảm trừ thuế cho cha mẹ nhằm khuyến khích sinh thêm con thứ hai hoặc thứ ba. Ví dụ, Thái Lan giảm trừ thu nhập cho cha mẹ thêm 60.000 bath (khoảng 41 triệu đồng) một năm cho các chi phí mang thai và sinh con, giảm trừ bổ sung 30.000 bath ngoài phần giảm trừ người phụ thuộc cố định cho con thứ hai nếu sinh trong hoặc sau năm 2018. Singapore cũng giảm trừ trực tiếp thu nhập của người mẹ từ 15% đến 25% nếu có từ một đến ba con sinh trước năm 2024.
Từ những khía cạnh trên, tôi cho rằng, một chính sách không chỉ cần được xây dựng dựa trên thực tế, mà còn phải ban hành kịp thời với nhu cầu thực tế. Người làm chính sách thấy việc gì có lợi cho dân thì cần làm ngay, chứ không chờ đến lúc việc tiện cho mình thì mới làm.
Nguyễn Trung Kiên
相关文章:
相关推荐:
1.449s , 6609.1328125 kb
Copyright © 2025 Powered by Trì hoãn đến bao giờ?_kèo banh,PhongThuyBet