Ngày 28/7 vừa qua,ọcsinhdiễnkịchmởtriểnlãmgâyquỹgiúpđỡphụnữyếuthếsoi kèo arsenal nhóm học sinh ở Hà Nội đã công diễn vở kịch “Lặng” đề cập đến vấn nạn rất nhức nhối của xã hội - quấy rối tình dục.
“Lặng” được biên kịch bởi nhóm biên kịch của dự án Magnolia và diễn bởi 5 học sinh từ 16 đến 23 tuổi, từ các trường khác nhau. Đó là các em: Dương Ngọc Bảo Linh, Vũ Phương An, Nguyễn Hiền Minh, Phạm Hữu Duy Văn, Phan Quang Vượng.
Vở kịch thể hiện cảm giác bế tắc của rất nhiều nạn nhân của vấn nạn quấy rối tình dục, hé lộ đằng sau thảm kịch của họ. Các nạn nhân phải gánh nỗi đau từ những lời bình phẩm, hay những ánh mắt thương hại, thậm chí dò xét của dư luận xã hội. Vở kịch kêu gọi cộng đồng lắng nghe, thấu hiểu và đồng cảm với những nạn nhân bị quấy rối tình dục.
Vở diễn nằm trong chuỗi hoạt động của sự kiện “Hoa Mộc Lan” - một diễn đàn công khai để thảo luận về những vấn đề nhạy cảm, vấn đề nóng của xã hội.
Dự án do 2 em Hiểu Linh, học sinh UWC Mahindra Ấn Độ và Châu Anh, học sinh Trường THPT Olympia (Hà Nội), sáng lập. Dự án cũng được thực hiện với các học sinh có sự quan tâm đến những vấn đề phụ nữ đang phải đối mặt. Dự án Magnolia được các em khởi xướng từ tháng 1/2024.
Bên cạnh vở kịch “Lặng”, các em còn tổ chức cuộc triển lãm ảnh với chủ đề “Mộc” về tiêu chuẩn sắc đẹp cực đoan.
Triển lãm ảnh đề cập đến nỗi ám ảnh của nữ giới về sắc đẹp. “Béo thế này chắc chẳng tập luyện bao giờ nhỉ?; “Không hiểu là mặt hay là bát cơm nữa?” “Tẩy trang là lại xấu như ma chứ gì?”… những tiêu chuẩn này đã đẩy phụ nữ vào các hành động ăn kiêng không lành mạnh và cảm giác tự ti trước ánh nhìn của xã hội và người thân.
Triển lãm “Mộc” trưng bày những bức ảnh và phim ngắn tôn vinh vẻ đẹp đa dạng và tiềm ẩn của người phụ nữ và phơi bày những hậu quả phụ nữ phải gánh chịu từ những tiêu chuẩn cực đoan ấy.
Những bức ảnh không chỉ là sự phản ánh chân thực về vẻ đẹp đa dạng của phụ nữ Việt Nam mà còn là một lời khẳng định rằng vẻ đẹp không nên bị đóng khung trong những tiêu chuẩn khắt khe và phi thực tế.
Sự kiện “Hoa Mộc lan” đã thu hút nhiều người tham dự. 70% số tiền bán vé được dành cho quỹ từ thiện của một doanh nghiệp xã hội giúp đỡ những phụ nữ là nạn nhân của bạo hành giới.
(责任编辑:World Cup)