Một giáo viên giỏi không cần có học trò thành tích xuất chúng_kqbd giao hữu

时间:2025-01-21 14:59:09来源:PhongThuyBet作者:Cúp C1

Với thầy Nguyễn Quang Tùng - Hiệu trưởng trường THCS – THPT M.V Lômônôxốp thì một người thầy giỏi là người biết truyền cảm hứng học tập cho học sinh,ộtgiáoviêngiỏikhôngcầncóhọctròthànhtíchxuấtchúkqbd giao hữu truyền cảm hứng sống đẹp, sống lương thiện cho học trò. 

“Theo tôi, giáo viên giỏi bên cạnh vai trò là người dẫn đường còn phải là người bạn, hỗ trợ học trò những lúc khó khăn, bao dung khi trò mắc lỗi và động viên khi trò thất bại.

Một người giáo viên giỏi không cần học trò có thành tích xuất chúng mà chỉ cần trò tiến bộ qua mỗi ngày, mỗi hành trình mà các con đi qua....”, thầy Tùng nói.

Cô Biên cùng học sinh của mình.

Chia sẻ với VietNamNet, cô giáo Nguyễn Thu Biên - Hiệu trưởng trường Tiểu học Phenikaa cho biết: “Khi học trong trường sư phạm, ngoài được dạy kiến thức chuyên ngành chúng tôi còn được đào tạo cả nghiệp vụ sư phạm để có những quan điểm giáo dục, định hướng cũng như quy tắc giáo dục, kĩ năng sư phạm để biết cách ứng xử. 

Đương nhiên nghề giáo không dễ dàng vì đó là nghề “dạy người”, là nghề tiếp xúc với con người mà con người vốn dĩ đã rất phức tạp nên để “dạy người” thì bản thân mình phải là một tấm gương. Có lẽ vì thế mà môi trường sư phạm vẫn luôn là 1 trong những môi trường yêu cầu khắt khe và chuẩn chỉ mô phạm. 

Cũng từ đó mà tôi luôn tự dặn bản thân mình phải sống gương mẫu, chuẩn mực để học sinh có thể học theo”.

Cô Thu Biên chỉ ra ví dụ, khi người thầy dạy học sinh không được vứt rác bừa bãi nhưng chính người thầy lại vô tình xả rác ra sân trường thì học sinh sẽ nhìn nhận hành động ấy thế nào?

Rồi khi người thầy dạy học sinh phải chấp hành luật giao thông đường bộ nhưng ra đường chính người thầy lại vượt đèn đỏ thì lần sau lời nói của giáo viên sẽ không còn giá trị với học sinh.

Trong cuộc đời dạy học của mình, cô Thu Biên cảm thấy rất may mắn vì được gặp quá nhiều người thầy, có người dạy cho cô cách trở thành tấm gương với học trò, có người dạy cho cô cách khích lệ học sinh để các con nỗ lực mỗi ngày, có người lại dạy cho cô cách trở thành người giáo viên truyền cảm hứng...

Ngày 20/11 hàng năm cô Biên luôn tới thăm TS. Nguyễn Thị Bích - Giảng viên môn PPDH Lịch sử. 

“Với tôi, mỗi người tôi có cơ duyên gặp đều là một “người thầy” đã dạy cho tôi 1 bài học có ích cho cuộc sống. Nhưng may mắn nhất có lẽ là người thầy tôi được gặp khi mới bước chân vào cánh cửa trường sư phạm. 

Tôi nhớ mãi một người dạy cho tôi về tri thức khoa học chuyên ngành, đã truyền cảm hứng cho tôi thêm đam mê, yêu ngành nghề mình đã chọn đó là Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích - Giảng viên môn Phương pháp dạy học Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

Còn một người là giáo viên chủ nhiệm khi tôi học đại học - người chúng tôi thường gọi thân mật “bà giáo Hương”. Cô cũng là người đã dạy cho tôi các kĩ năng ứng xử, nghiệp vụ sư phạm, là cẩm nang giúp tôi trưởng thành hơn rất nhiều ở hiện tại và tương lai”, cô Thu Biên nói.

Cả hai người thầy trên đã dạy cho cô Thu Biên hiểu rằng “Giáo viên dạy giỏi là người cần có kiến thức chắc, kết hợp với phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp để giúp học trò của mình tiến bộ mỗi ngày, giúp các con vượt qua được những hạn chế, biến nhược điểm của bản thân thành ưu điểm. 

Ngoài ra, nghề dạy học cũng rất cần đặt cảm xúc, tâm huyết, tình cảm của người thầy trong bài giảng. Khi đó, người giáo viên không cần nói quá nhiều, cũng không cần những kĩ thuật phức tạp mà vẫn “truyền cảm hứng”, truyền động lực học tập cho học sinh qua mỗi bài học và đây mới là yếu tố nhân văn trong giáo dục. Đây cũng chính là điều cô Thu Biên mãi khắc ghi và theo đuổi cho đến hôm nay và có lẽ cả sau này trên hành trình dạy người của mình. 

Trong giáo dục có 1 mệnh đề «Muốn có học trò giỏi thì cần có giáo viên giỏi». 

Nhưng định nghĩa thế nào là một giáo viên giỏi thì mỗi thời sẽ có những chuẩn khác nhau làm thước đo đánh giá. 

Nếu như với giáo dục truyền thống, người thầy giữ vị trí trung tâm, là chân lý thì theo quan điểm giáo dục hiện đại, người thầy đóng vai trò là một mentor – người định hướng, người truyền cảm hứng. 

Trong thời đại 4.0, khi tất cả kiến thức đều dễ dàng tìm thấy, tiếp cận chỉ qua đôi ba dòng lệnh, vai trò của người thầy cũng có những thay đổi rất đáng kể. Việc đánh giá, nhìn nhận thế nào là một giáo viên giỏi cũng do đó mà thay đổi theo. 

Để cùng trao đổi, thảo luận và nhìn nhận lại việc đánh giá một nhà giáo trong xã hội hiện đại, đặc biệt trong bối cảnh 4.0 có thay đổi gì so với thời đại trước, Ban Giáo dục báo điện tử VietNamNet mở diễn đàn: "Thế nào là một giáo viên giỏi?".

Ban đọc quan tâm xin gửi ý kiến về địa chỉ: [email protected].

Xin cảm ơn!

相关内容
推荐内容