UBND TP Hội An (Quảng Nam) vừa tổ chức khánh thành dự án Tu bổ di tích Chùa Cầu (Lai Viễn Kiều) nhân sự kiện giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản lần thứ 20. Đây là đợt trùng tu Chùa Cầu có quy mô lớn nhất từ trước đến nay,íchChùaCầumởcửađónkháchsaugầnnămràochắntrùpohang – ulsan hyundai với tổng kinh phí 20,2 tỷ đồng. Theo Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An, hình dáng của kiến trúc, cấu trúc của kết cấu Chùa Cầu, từ tổng thể đến chi tiết được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Quan điểm và giải pháp tu bổ xuyên suốt dự án là giữ gìn sự nguyên vẹn của tổng thể hình thức kiến trúc và kết cấu, từng bộ phận, cấu kiện, hiện vật nguyên gốc, có giá trị lịch sử được trân quý gìn giữ ở mức tối đa có thể. Sau trùng tu, di tích Chùa Cầu đã được khắc phục gần như triệt để các khiếm khuyết, gia cố đáng kể sự chắc chắn, đảm bảo sự ổn định, bền vững để tiếp tục trường tồn cùng di sản văn hóa Hội An. "Sau 19 tháng thi công, dự án đã hoàn thành bài bản, khoa học và đạt được những thành quả tốt đẹp như mong đợi, bảo tồn tối đa các giá trị về kiến trúc, lịch sử, văn hóa của di tích, đáp ứng sự mong đợi của những ai yêu mến và trân quý công trình kiến trúc có giá trị đặc biệt này", Chủ tịch UBND TP Hội An Nguyễn Văn Sơn nói. Ông Phan Thái Bình - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Chùa Cầu là di tích quốc gia, có giá trị đặc biệt trong quần thể kiến trúc Di sản văn hóa hóa thế giới Đô thị cổ Hội An, là công trình lưu giữ những dấu ấn lịch sử tiêu biểu, chiều sâu văn hóa đặc sắc, biểu thị cho truyền thống giao lưu văn hóa quốc tế của mảnh đất và con người Hội An, Quảng Nam nói riêng, cả nước nói chung. “Quá trình trùng tu Chùa Cầu được UBND TP Hội An tiến hành rất kỹ lưỡng về mặt khoa học, lịch sử, văn hóa và các quy trình, thủ tục pháp lý. Có nhiều ý kiến khác nhau về kết quả trùng tu Chùa Cầu là việc rất bình thường, qua đó cho thấy rất nhiều người yêu mến Chùa Cầu, Hội An”, ông Bình đánh giá.